Sẽ khống chế được cơn bão xe điện kém chất lượng
Hẳn nhiều người vẫn nhớ chuyện cách đây khoảng 30 năm, xe đạp mini có xuất xứ không rõ ràng, chất lượng chưa được kiểm chứng tràn vào thị trường Việt Nam, khiến cho hàng loạt doanh nghiệp trong nước lao đao. Và nay lại đến cơn lốc xe điện mang tên xe đạp điện.
Từ chiếc xe đạp mini kém chất lượng
Vào những năm 90, xe đạp vẫn là một tài sản có giá trị, và thị trường xe đạp trong nước chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp quốc doanh. Bên cạnh đó, một số dòng xe đạp ngoại cũng rất được ưa chuộng nhưng giá cả rất đắt. Chỉ những gia đình có điều kiện mới mua những dòng xe đạp này. Còn xe máy lúc đó đáng giá cả gia tài, thậm chí có thể đổi được mảnh đất.
Sự ổn định và thiếu tính cạnh tranh đã khiến các công ty sản xuất xe đạp trong nước ăn nên làm ra, nhưng lại mất cảnh giác để tới khi những chiếc xe đạp mẫu mã mới không rõ nguồn gốc tràn vào với giá rẻ. Xe đạp thời đó vẫn là phương tiện chủ đạo và nhu cầu thị trường vẫn rất lớn, nên các dòng xe không rõ nguồn gốc đó dù sao chép thiết kế của Nhật với giá bán thấp và ngoại hình bắt mắt nên không mất quá nhiều thời gian chiếm được thị trường.
Sau vài năm, xe đạp mini không rõ nguồn gốc dần bộc lộ rõ là sản phẩm chất lượng thấp. Thế nhưng, các doanh nghiệp trong nước đã lâm vào thế yếu, khó có thể bật ngược lại.
Cho tới nay, thời cuộc lặp lại với các xe điện có xuất xứ không rõ ràng đang tràn vào thị trường Việt. Họ tiếp tục sử dụng chiêu trò giá mềm, mẫu mã đa dạng phù hợp với lứa tuổi Teen nên sức hấp thụ của thị trường là rất lớn.
Do đó, các sản phẩm dù không rõ nguồn gốc xuất xứ song vẫn được các cửa hàng bán rất chạy. Trong khi đó, trong nước chưa có một thương hiệu xe điện nào mạnh để cung cấp ra thị trường những chiếc xe chất lượng, đảm bảo an toàn. Sau thời gian sử dụng 1-2 năm, không ít xe đã bị trục trặc, thậm chí không thể sửa chữa.
Sẽ khống chế con lốc xe điện kém chất lượng
Sau 2-3 năm làm mưa, làm gió thị trường, thực tế là phần lớn thị phần đã rơi vào tay những thương hiệu xe điện không rõ nguồn gốc và chất lượng chưa được kiểm chứng. Cho tới nay, thị trường mới có một thương hiệu xe điện Việt có thể cạnh tranh với các dòng xe điện kể trên đó là PEGA (HKbike). Và CEO PEGA lại cho rằng, khó khăn nhưng phải tìm cách biến nó thành cơ hội để tự sản xuất xe điện, nếu không làm việc này thì một hãng nước ngoài khác sẽ làm điều đó.
Trong khi đó, Việt Nam có sẵn một hệ sinh thái sản xuất xe máy chạy xăng được gây dựng từ mấy chục năm nay. Vì vậy, xe điện 2 bánh hoàn toàn có thể phát triển dựa vào lợi thế trên, và về chất lượng có thể cạnh tranh với xe điện kém chất lượng khi mà ngành công nghiệp xe 2 bánh Thái Lan, Indonesia và Việt Nam đứng đầu thế giới trong ngành công nghiệp này.
Quả thực, trong vòng một thời gian ngắn, PEGA dù không phải là hãng đi đầu trong trào lưu xe điện vốn nhưng đã lấy được 10% thị phần từ tay các hãng xe điện nhập lậu. Đặc biệt, PEGA còn thành công trong việc nội địa hóa xe điện với tỉ lệ lên đến 35%.
Trước khi đưa các sản phẩm nội địa hóa ra thị trường, CEO PEGA - Lê Hoàng Long - đã gửi tâm thư tới báo chí và các đối tác kinh doanh xe điện: “Việc nội địa hóa là bước đi quan trọng để có thể tự chủ, tạo dựng nền tảng vững chắc, để người Việt có thể cùng nhau tự sản xuất ra những chiếc xe lý tưởng, và sau đó tiến tới phát triển những công nghệ, tiện ích hiện đại khiến cuộc sống của mọi người trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.”
CEO hãng này thậm chí còn tham vọng hơn: “Nếu Tesla Motors đi đầu ngành công nghiệp xe hơi chạy điện, tôi không ngại đặt PEGA vào khả năng tiên phong phổ cập xe điện 2 bánh từ Việt Nam cho đến toàn thế giới”.
Thực tế đã cho thấy, chỉ trong năm các xe 2 bánh của PEGA sẽ có thể chạy được quãng đường hàng trăm km sau mỗi lần sạc, vượt trội những dòng xe khác trên thị trường, và cũng được cho là tiết kiệm hơn 40 lần chi phí nguyên liệu so với xe máy chạy xăng. Cuộc lội ngược dòng của xe điện Việt từ đây bắt đầu gay cấn.