Sẽ là một mùa hè siêu nóng của giá dầu
Các nhà phân tích dự đoán rằng trong mùa hè năm nay, giá dầu có thể vọt lên 80 USD/thùng hoặc cao hơn.
- 20-04-2021Tròn 1 năm ngày giá dầu âm, nhà đầu tư đã học được những gì?
- 23-03-2021Làn sóng Covid-19 ở châu Âu đang gây áp lực lớn lên giá dầu
- 11-03-2021Kẻ thắng người thua khi giá dầu và hàng hoá tăng
- 08-03-2021Cơ sở dầu mỏ của Ả rập Xê út bị tấn công, giá dầu lần đầu vọt lên 70 USD/thùng trong 1 năm qua
- 22-02-2021Goldman Sachs: Giá dầu sắp lên 75 USD/thùng
Dầu sẽ tăng giá khi nhu cầu được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng. Cùng lúc, thế giới đang chìm sâu vào tình trạng tồn kho từ năm ngoái. OPEC+ đã đồng ý bám sát lịch trình tăng sản lượng của mình nhưng ẩn số trong bức tranh năng lượng toàn lại là các nhà sản xuất Mỹ.
Giá dầu có thể tạm thời tăng vọt lên 80 USD/thùng hoặc cao hơn vào mùa hè này khi nhu cầu với nó tăng trở lại. Hiện nay, nhiều nền kinh tế đã tái mở cửa, giúp giá dầu thô tăng 40% kể từ đầu năm. Ngoài ra, số lượng xe gia tăng ở Mỹ, nhu cầu cao với vận tải hàng hóa và đi lại bằng đường hàng không có thể khiến giá dầu cao hơn nữa.
Đối với người tiêu dùng, điều đó có nghĩa mức giá kỷ lục có thể được thiết lập ở phần còn lại của mùa hè. Giá xăng hiện là 3,04 USD/gallon, cao hơn một cent so với tuần trước nhưng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái.
Francisco Blanch, chiến lược gia hàng hóa toàn cầu và phái sinh tại Bank of America, cho biết: "Nhu cầu đang tăng lên rất nhanh bởi mọi người đang trở lại cuộc sống bình thường. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ dường như đã chạm đáy và không còn tồi tệ hơn được nữa.
Các nhà phân tích năng lượng đồng ý rằng thế giới đang ở trong một thời kỳ giá cao hơn. Tuy nhiên, họ không đồng quan điểm về việc chúng sẽ cao như thế nào và kéo dài trong bao lâu. Ông Blanch tin rằng dầu Brent có thể đạt 70 USD/thùng trong quý 2. Tuy nhiên, ông có cái nhìn lạc quan dài hạn hơn so với các nhà đầu tư khác.
"Chúng tôi nghĩ rằng, trong 3 năm tới, chúng ta có thể nhìn thấy dầu có giá 100 USD/thùng một lần nữa. Đó sẽ là chuyện của năm 2022, 2023. Một phần là bởi OPEC nắm giữ tất cả con bài, phần khác vì thị trường không phản ứng đặc biệt với giá cả từ nhà cung cấp và nhiều nhu cầu đang bị dồn nén", ông Blanch nói.
Các nước OPEC và đồng minh của họ, vốn được biết tới với cái tên OPEC+, đang đưa nhiều dầu hơn ra thị trường. Họ đồng ý tăng sản lượng lên thêm 450.000 thùng/ngày vào tháng 7 từ mức 350.000 thùng/ngày của tháng 6. Ả rập Xê út cũng đồng ý ngừng việc cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày mà họ đưa ra hồi đầu năm.
Trong khi đó, ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đang sản xuất 11 triệu thùng/ngày, giảm so với con số 13 triệu thùng trước đại dịch. Các nhà phân tích không nói rõ liệu các công ty Mỹ có khôi phục lại sản lượng đó hay không hoặc khi nào họ làm điều đó.
Khi mọi thứ đều đang tăng giá, các nhà đầu tư đều không muốn chi tiền. Họ chọn cách trả bớt nợ và tăng cổ tức. Ngoài ra, các cam kết giảm khí thải carbon cũng khiến các công ty ngại đầu tư vào lĩnh vực năng lượng hóa thạch.
Hiện tại, sản lượng dầu đã không theo kịp nhu cầu khi các nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Ngay cả khi OPEC+ cam kết đưa thêm dầu ra thị trường, giá dầu vẫn tiếp tục tăng lên.
Daniel Yergin, phó chủ tịch IHS Markit, chia sẻ: "Chào mừng đến với thế giới hậu đại dịch. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu đang tăng nhanh trong khoảng quý đầu tiên đến hết quý thứ 3 với 7 triệu thùng/ngày".