Sẽ mất ít nhất 1 thập kỷ Trung Quốc mới có thể phục hồi từ dịch tả lợn châu Phi
Virus dịch tả lợn có thể giết chết phần lớn các con lợn bệnh trong vòng chỉ 10 ngày, virus này đã lan sang phần lớn các tỉnh thành của Trung Quốc.
Sẽ có thể phải chờ thêm ít nhất khoảng 1 thập kỷ cho đến khi Trung Quốc có thể phục hồi từ dịch tả lợn châu Phi, dịch tả lợn có đang hủy hoại vô vàn đàn lợn tại thị trường thịt lợn lớn nhất Trung Quốc.
Nhận định trên được đưa ra bởi Cargill, một trong những nhà kinh doanh nông sản lớn nhất thế giới. Virus dịch tả lợn có thể giết chết phần lớn các con lợn bệnh trong vòng chỉ 10 ngày, virus này đã lan sang phần lớn các tỉnh thành của Trung Quốc. Giới chức đã công bố quy mô đàn lợn tại Trung Quốc giảm khoảng 24%, theo giám đốc điều hành của Cargill tại Trung Quốc, ông John Fering.
Nhiều chuyên gia thị trường tuy nhiên tính toán rằng quy mô chăn nuôi lợn tại Trung Quốc giảm 45% trong năm nay, như vậy, xu thế bi quan sẽ tiếp diễn.
Ông Fering nói: “Những gì đang diễn ra sẽ không chỉ trong ngắn hạn. Sẽ phải mất vài năm nếu không muốn nói đến một thập kỷ để có thể có được sự phục hồi về cấu trúc”.
Tháng 8/2018, người ta bắt đầu phát hiện ra virus dịch tả lợn ở Trung Quốc. Từ đó đến nay, hơn 140 ổ dịch bùng phát buộc Trung Quốc phải tăng cường nhập khẩu thịt. Dù chính phủ đã thắt chặt biện pháp kiểm soát thú y, thế nhưng việc ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bùng phát gặp vô vàn khó khăn khi mà cấu trúc của ngành chăn nuôi lợn tại Trung Quốc với quá nhiều hoạt động liên quan quá phức tạp.
Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu thịt lợn, thế nhưng nhu cầu của Trung Quốc với nhiều loại thịt thay thế khác cũng đang tăng chóng mặt. Người tiêu dùng Trung Quốc đang không hề phân biệt giữa loại bệnh chỉ ảnh hưởng đến đàn lợn và cái có thể được truyền sang người, họ không vì dịch tả lợn mà giảm ăn, theo báo cáo của Mizuho.
Ông Fering nhấn mạnh: “Việc tìm kiếm nguồn thay thế có thể coi như giải pháp quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu và nguồn cung protein”. Thịt gia cầm sẽ được lựa chọn, kể cả tại Trung Quốc cũng như nước ngoài, ông nhấn mạnh. Trứng sẽ cũng được chuộng, ngoài ra phải kể đến thịt bò và hải sản.
Việc chuyển sang ăn thịt gia cầm đang giúp cho nhu cầu của Trung Quốc với đậu tương không thể giảm, theo phân tích của ông Fering. Giá đậu tương đồng thời khá hấp dẫn nếu so với nhiều loại protein rau khác, vì vậy nhu cầu của Trung Quốc với đậu tương sẽ vẫn lớn.
BizLIVE