Sẽ phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng như thế nào?
Nhiều chuyên gia cho rằng Nghị quyết 98 sẽ giúp tháo gỡ nhiều điểm nghẽn và quan trọng hơn là tạo cơ chế để TPHCM có thể bức phá tốt hơn. Trong đó, định hướng phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD) mà TPHCM hướng tới được xem là phù hợp với xu hướng cũng như điều kiện của địa phương.
- 07-09-2023Đề nghị Nhật Bản nghiên cứu hỗ trợ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- 07-09-2023Bí mật của TS Mai Liêm Trực trên bàn đàm phán quốc tế và chuyện gỡ nút thắt viễn thông ở Hiệp định Thương mại Việt Mỹ
- 07-09-2023Bắc Ninh có hơn 2.300 doanh nghiệp thành lập mới
Liên quan nội dung này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Bùi Hoà An – Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM.
PV: Phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) là mô hình đã được nhiều quốc gia áp dụng có hiệu quả. Định hướng này cũng đã được TPHCM theo đuổi, đề xuất và được Quốc hội đồng ý thông qua Nghị quyết 98. Vậy chúng ta đã đang và sẽ làm gì để hiện thực hoá chủ trương này?
Ông Bùi Hoà An: Về việc triển khai xây dựng đề án thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) thì Sở GTVT đã có báo cáo, đề xuất với UBND Thành phố về việc này. Chúng tôi cũng đã tổ chức hội nghị góp ý đề án này vào ngày 11/8 vừa qua do Giám đốc Sở GTVT chủ trì với sự tham gia của nhiều Sở Ban Ngành cũng như các Quận huyện. Để thực hiện các dự án đầu tư công độc lập nhằm thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư thu hồi đất cho TOD, Sở GTVT đã đề xuất thự hiện trình tự theo 7 bước:
Bước 1 là xác định đầu mối giao thông tập trung để hình thành mô hình TOD. Bước 2 là xác định phạm vi vùng phụ cận, các khu vực nhà ga, tuyến đường sắt, rà soát quỹ đất, đồ án quy hoạch cần điều chỉnh cục bộ, đánh giá hiện trạng kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật có liên quan.
Bước 3 là tổ chức điều chỉnh cục bộ quy hoạch nếu có. Bước 4 là đề xuất dự án đầu tư công độc lập nhằm thực hiện việc bồi thường tái định cư để thu hồi đất, chỉnh trang phát triển đô thị bao gồm đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật.
Bước 5 là tổ chức lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình HDND tp phê duyệt và bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của thành phố. Bước 6 là tổ chức triển khai các dự án đã được duyệt ở bước 5.
Bước 7 là tổ chức đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị theo đúng quy định của pháp luật.
PV : Trong giai đoạn đầu triển khai đề án, chúng ta sẽ lựa chọn những dự án nào, khu vực nào để thực hiện, lộ trình thực hiện cụ thể ra sao?
Ông Bùi Hoà An : Chúng tôi dự kiến lộ trình thực hiện có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ tiến hành thí điểm TOD tại các vùng phụ cận, đầu mối giao thông tập trung tại các nhà ga tuyến metro số 1, metro số 2 và các nút giao thuộc Vành đai 3 TP.HCM.
Bước 2 sẽ thực hiện tại các đầu mối giao thông đường sắt gắn với đề án phát triển đường sắt đô thị của TP.HCM theo kết luận 49 của Bộ Chính Trị và nghiên cứu đề xuất bổ sung các khu vực phụ cận, các nút giao thông thuộc Vành đai 4 TP.HCM hay cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
PV : Là một chủ trương hoàn toàn mới nên việc triển khai hẳn sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng. Vậy chúng ta mong muốn gì để đề án này được thực hiện một cách hiệu quả?
Ông Bùi Hoà An : Để xây dựng đề án TOD đáp ứng yêu cầu của NQ98 đảm bảo chặt chẽ, khoa học và khả thi, hiệu quả cần có thời gian nghiên cứu, phân tích , đánh giá kỹ, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan liên quan.
Đồng thời báo cáo tổ công tác được thành lập theo Quyết định 2541 của UBDN TP trước khi trình UBND thành phố.
Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đơn vị tư vấn, các cơ quan chuyên ngành có chức năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, thiết kế đô thị, thiết kế hạ tầng giao thông để tổ chức lập đề án.
Đây là vấn đề mới của TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung nên cũng cần tham khảo cách làm, tư duy triển khai của các quốc gia trên thế giới thông qua đội ngũ chuyên gia nước ngoài.
PV : Xin cám ơn ông!
vov.vn