Sếp gửi nhân viên hay vắng mặt với hàng tỉ lý do 'ốm, nhà có giỗ, bạn cưới': Lười biếng, vô kỷ luật sẽ khiến bạn phải trả giá đắt!
Bạn thích môi trường làm việc chuyên nghiệp, thưởng nhiều, lương cao, chế độ tốt... nhưng chính bạn là người phá vỡ sự chuyên nghiệp ấy bằng những lý do vắng mặt đột xuất "trời ơi đất hỡi".
- 10-12-2018Ông chủ về hưu yêu cầu nhân viên đua ngựa, ngựa của ai về đích chậm hơn thì người đó được nối nghiệp, bất ngờ xảy ra vào phút cuối…
- 08-12-2018Bạn có thể cởi mở, hòa đồng với nhân viên nhưng "đừng dại" chia sẻ một điều này với họ
01
Cuộc trò chuyện giữa sếp và nhân viên:
- Sếp! Ngày mai em xin nghỉ 1 buổi, nhà em có việc ạ!
- Có việc gì thế?
- Dạ, bạn em cưới.
- Tôi muốn bạn cho tôi thêm một số lí do hợp lí để có thể xin nghỉ?
- (Gãi đầu, gãi tai): Dạ, ví dụ: Tôi ốm, tôi đau bụng, bạn cưới, nhà có giỗ, gia đình có người mất, dọn nhà mới, chuyển nhà, đi họp cho con, thăm người ốm, con ốm, bà giúp việc về quê, đi du lịch với công ty vợ, chồng bị ốm... Tóm lại là nhà em có việc.
- Vậy ai sẽ thay bạn khi bạn nghỉ?
- Dạ, sếp lo giúp em với.
- Vậy tôi tuyển thêm một người dự phòng để lúc nào bạn nghỉ thì họ đi làm thế nhé.
- (Gãi đầu, gãi tai im lặng)
- Công ty có 120 người, ai cũng như vậy, hãy giúp tôi đưa ra quyết định!
- Dạ sếp, chắc giải tán công ty.
Khi đi làm điều các bạn quan tâm là lương bao nhiêu? Công việc có nhàn không? Công ty có chuyên nghiệp không? Quan điểm khi làm việc có được tôn trọng không? Công ty ngày lễ thưởng nhiều không? Hoa hồng ra sao?
Nhưng các bạn có bao giờ quan tâm đến một điều dù rất nhỏ: Ai sẽ thay khi bạn nghỉ do có việc gia đình. Đó là nỗi lo của những người làm sếp. Và không sếp nào tuyển người dự phòng cả.
Thực tế hiện nay, rất nhiều bạn đi làm với thái độ cực kỳ vô tổ chức, làm ít, bấm điện thoại nhiều. Làm việc, trao đổi với khách hàng thì hời hợt, làm cho có, nhanh nhanh chóng chóng. Trong giờ làm thường xuyên tạt ngang tạt ngửa, lửng lơ câu cửa miệng "mình thích thì mình nghỉ thôi". Vậy những lúc đó lương tâm, đạo đức các bạn như thế nào rồi?
Bắt bẻ từ cái hắt xì của sếp, tướng đi của sếp, lời nói của sếp... bắt những người như chúng tôi phải thế này thế kia, sao không thế này sao không thế khác... Than phiền lương thấp, thưởng ít, đủ thứ trên đời.... Đã bao giờ các bạn tự vắt tay lên trán, nghiêm khắc nhìn lại chính mình, xem mục đích sống của bạn là gì? Bạn đã cố gắng như thế nào cho cuộc đời của bạn tốt hơn, hay chỉ quan tâm soi mói những điều động chạm tới quyền lợi của bạn - trong khi bạn - chưa - từng - cố - gắng.
Tôi xin thưa, khi bản thân bạn còn không cố gắng cho cuộc đời bạn tốt, thì chắc chắn tôi cũng không có diễm phúc được bạn phục vụ hay hi sinh cho tôi đâu.
Vậy nên nếu công ty chưa chuyên nghiệp, thì các bạn chính là một đóng góp cho sự không chuyên nghiệp ấy.
02
Ở công ty, Tú được gọi với biệt danh Ninja. Cậu chàng nhiều khi không có mặt ở những thời điểm quan trọng mà không cần đưa ra lời giải thích nào. Tú có thể tốn mất 2 giờ đồng hồ cho bữa ăn trưa hoặc có những ngày nghỉ kéo dài với ly do "trời ơi đất hỡi" như: "Nhiệt độ ngoài trời quá lạnh, em không thể lái xe máy ra khỏi nhà", "đưa thú cưng đi tiêm phòng..." . Hoặc bất chợt, cậu ta có thể báo bệnh vào ngày diễn ra một dự án lớn hoặc có mặt trễ trong một cuộc họp sáng quan trọng.
Cũng chính Tú, là người dường như gánh hết tất cả những xui xẻo của thiên hạ. Ví dụ, cậu ta có hàng trăm lý do có thể vịn vào để đến trễ hoặc nghỉ làm đột xuất. Ví dụ như: xe bị xẹp lốp trên đường đi làm, vật nuôi ốm hoặc phải trông con nhỏ bị bệnh...
Dù là vắng mặt theo kiểu gì, Tú "ninja" này thường xuyên làm những người lãnh đạo vô cùng thất vọng và cũng như buộc các đồng nghiệp phải gánh trách nhiệm thay họ. Tú chính là điển hình của kiểu nhân viên dám làm mọi thứ để tách mình ra khỏi trách nhiệm công việc.
Tú, hoặc rất nhiều nhân viên kiểu này có thể "khóa cứng" một vị trí trong nhiều tháng liền bằng cách chỉ làm vừa đủ các công việc cần thiết để đảm bảo hưởng lương. Không nỗ lực, không phấn đấu, an phận với vài đồng lương còm và cho rằng đó mới đích thực cuộc sống an nhàn, vô vị lợi. Thực chất, đó là thói ru ngủ bản thân của cậu ta.
Nếu bạn có thói quen "im thin thít và lặn mất tăm", lười biếng, ỷ lại trong công việc giống như Tú, thì hãy coi chừng, bởi chính bạn sẽ chẳng biết mình bị buộc sa thải lúc nào đâu. Nên nhớ, chẳng ông chủ nào muốn trọng dụng và trả lương cho một nhân viên lười nhác, thiếu chuyên nghiệp, không có sự kết nối với tập thể như vậy.
03
Nhân viên thường xuyên vắng mặt với nhiều lý do khác nhau là khó khăn và là câu hỏi khiến phận làm sếp đau đầu, nhức óc. Vì vậy, họ thường chọn giải pháp tức giận, quát mắng thậm chí là sa thải thẳng tay những nhân viên đó. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời, không mấy hiệu quả và không thể sử dụng lâu dài.
Vì vậy, hãy bắt đầu đối phó với những nhân viên "lười làm" bằng cách:
1. Thiết kế một chính sách nghỉ phép toàn diện trong sự liên kết với các giá trị và mục tiêu của công ty. Nghĩa là "có làm thì mới có ăn", đóng góp bao nhiêu thì lương hưởng sẽ được bấy nhiêu.
3. Đề ra mức thưởng hợp lý đối với những nhân viên đi làm đầy đủ và ngươc lại những người không đi làm đầy đủ sẽ bị phạt.
4. Tiến hành kiểm tra sức khỏe thường xuyên để hạn chế việc vắng mặt vì bệnh tật.
5. Tạo điều kiện để nhân viên tham gia tích cực vào các tổ chức phúc lợi cũng như các hoạt động thể thao để giảm stress cũng như lấy lại tinh thần sau một ngày làm việc mệt mỏi.
6. Giữ chân nhân viên bằng cách tạo ra môi trường làm việc thuận lợi và thân thiện. Nhẹ nhàng quan tâm tới nhân viên thay vì cáu kỉnh với họ và áp dụng biện pháp mạnh ngay lập tức. Hãy khéo léo quan tâm tới họ, đánh vào tâm lý cũng như tình cảm của họ khiến họ nhận thức được vị trí quan trọng của họ cũng như trách nhiệm của họ với công việc. Đó mới thực sự là cách làm của những vị sếp "cao tay".
Trí thức trẻ