Sếp mời cả phòng đi ăn tất niên, đồng nghiệp đột nhiên yêu cầu ‘‘Thưởng Tết cao thì phải khao’’: Cách tôi ‘‘đáp trả’’ khiến cấp trên hài lòng
Trong tình huống này, bạn cần tìm một cách giải quyết khéo léo, dĩ hòa vi quý để không gây mất lòng mọi người.
- 10-01-2025Sếp bất ngờ khen ‘‘Bạn làm việc tốt lắm’’, người EQ cao không đáp ‘‘cảm ơn’’ hay ‘‘không có gì’’, mà chiếm cảm tình nhờ câu nói cực đơn giản này
- 10-01-2025Người có 3 điều này khi nói chuyện chứng tỏ EQ cao ngất, ai cũng muốn kết giao: Nếu bạn có cả 3 thì xin chúc mừng!
- 10-01-2025"Trời nóng mà chỉ có 1 chai nước, bạn sẽ uống hay nhường cụ già ăn xin?", chàng trai đánh bại các đối thủ bằng câu trả lời EQ cao
- 08-01-2025Bậc thầy EQ luôn mang theo 8 chữ: Chính Lưu Bị cũng ‘giắt túi’ để tránh tai hoạ, gặt nhiều thành tựu lẫy lừng
Trong môi trường công sở, những buổi liên hoan, giao lưu là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mỗi cá nhân. Bởi đó là một trong những phương pháp mở rộng mối quan hệ cũng như xây dựng uy tín trong công việc hiệu quả nhất. Tuy nhiên, những buổi tiệc này cũng làm nảy sinh nhiều tình huống trớ trêu, khiến nhiều người bối rối vì không biết xử trí sao cho hợp lý.
Mới đây, một tình huống giả dụ được đặt ra đã nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng trên nền tảng Sohu. Hãy thử tượng tượng bạn đang tham gia buổi tất niên cuối năm của phòng ban, một đồng nghiệp bên cạnh bất ngờ quay sang nói ‘‘thưởng Tết cao thì phải khao mọi người bữa ăn này thôi’’. Nếu rơi vào trường hợp như vậy, bạn sẽ xử trí như thế nào?
Trên thực tế, đây là một tình huống quen thuộc và có thể đã từng xảy ra với rất nhiều người trong chúng ta. Có người chọn làm theo yêu cầu của đồng nghiệp vì sợ phật ý mọi người. Một số khác lại thẳng thừng từ chối vì đó không phải là nghĩa vụ của bản thân. Thật ra, cả 2 cách làm này đều chưa thực sự khéo léo và thông minh.
Để thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người, bạn có thể tham khảo 3 cách đối đáp dưới đây:
Cách 1: Hãy tận dụng cơ hội để PR bản thân
Khi rơi vào tình huống éo le này, nhiều người sẽ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực về đồng nghiệp rồi đưa ra những quyết định sai lầm hay đáp trả vội vàng, thiếu tinh tế. Thế nhưng, người có EQ cao sẽ biến tình huống này thành cơ hội để PR bản thân và cả nhóm của họ.
Trong trường hợp này, bạn hãy tỏ ra vui vẻ khi nhận được lời khen ngợi về mức lương nhận được trong tháng vừa rồi, sau đó đề cập đến những khó khăn đã trải qua cũng như sự giúp đỡ của cấp trên để đạt được thành quả như vậy. Ngoài ra, nếu bữa ăn có thêm sự góp mặt của đối tác, bạn hãy khéo léo lồng ghép thêm một vài thông tin về kế hoạch tháng tới để thể hiện sự chỉn chu và cầu thị của bản thân trong công việc.
Cách đối đáp này cho thấy sự tự tin và khả năng ứng biến nhanh nhạy để ghi điểm trong mắt cấp trên. Ngoài ra, nó cũng dồn sự tập trung của mọi người vào một vấn đề khác, không phải việc bạn có đồng ý chi trả cho bữa ăn này hay không.
Cách 2: Hãy khéo léo đối đáp bằng sự hài hước và vui tính
Vui vẻ đón nhận mọi thứ là thái độ sống giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Trong trường hợp này, bạn cũng nên nhìn nhận sự việc dưới góc độ tích cực, không nên quan trọng hóa vấn đề, coi lời nói của đồng nghiệp là sự tán dương đối với bản thân.
Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng khiếu hài hước, sự vui tính của bản thân để đáp lại theo 2 cách sau:
‘‘Tháng này làm việc cật lực, không biết số lương ít ỏi có đủ để chiêu đãi cả công ty không’’ hoặc ‘‘vừa nhận lương đã lo trả tiền nhà, tiền sinh hoạt, cũng ước dư giả như mọi người’’. Đây là 2 cách từ chối khéo giúp bạn nói ra vấn đề của bản thân để mọi người hiểu và thông cảm.
Cách 3: Hãy chọn phương án chia sẻ chi phí
Với phương án này, bạn cần phải xem xét mục đích của bữa liên hoan là gì để có thể đưa ra quyết định phù hợp, rồi sau đó hãy cân đối tài chính và đề xuất chi cả một phần chi phí.
Với những người có EQ cao, họ có thể san sẻ một phần chi phí của bữa ăn thay vì tự mình thanh toán toàn bộ. Bằng cách này, họ thể hiện được sự chân thành và phóng khoáng đối với đồng nghiệp.
Theo Toutiao
Đời Sống Pháp Luật