MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sếp muốn công ty vững mạnh, đừng dại đặt ra những quy định ngớ ngẩn về giờ giấc, xếp hạng...

16-02-2017 - 09:54 AM | Sống

Quy định, quy chế là tốt nhưng nếu thực hiện cứng ngắc quá thì nó hoàn toàn có thể trở thành một con dao hai lưỡi.

Mỗi công ty có những quy định riêng và tất nhiên các quy định, quy tắc này là cần thiết để hướng mỗi nhân viên làm những điều đúng. Thực tế, nhiều ban lãnh đạo ở các công ty thường xuyên cho rằng, thiết lập các quy tắc là điều cần thiết để phát triển doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần nhớ một điều rằng các không phải các quy tắc nào cũng đều phù hợp với tất cả nhân viên. Thực tế, nhiều điều có thể khiến nhân viên của họ cảm thấy bị “ép buộc” về tinh thần và làm việc một cách thụ động, đối phó. Trong khi đó, những người quản lý lại mất quá nhiều thời gian để xử lý các vấn đề liên quan tới quy định, như viết mail phạt hay đứng ra khiển trách công khai nhân viên.

Dươi đây là những quy định, quy tắc ngớ ngẩn nhất, mà vì nó, công ty có thể bị suy yếu đi do mất tính đoàn kết chứ không hề được mạnh lên một chút nào

1. Yêu cầu xếp thứ hạng trong công việc

Xuất phát từ mục đích thúc đẩy các nhân viên làm việc năng suất hơn, một số công ty buộc các thành viên phải làm việc theo hệ thống xếp hạng được quy định trước. Điều này có thể dẫn tới hệ quả: không đánh giá đúng năng lực của cá nhân, khiến mọi nhân viên cảm thấy bất an vì lo sợ sẽ bị sa thải nếu không đáp ứng được yêu cầu.

Là một lãnh đạo tốt, hãy tạo không khí làm việc thoải mái, thúc đẩy nhân viên tự giác làm việc và đánh giá thành tích một cách khách quan và chính xác.

2. Yêu cầu vô lý về giờ giấc

Các thành viên của công ty hưởng lương dựa trên giá trị họ đem lại cho công ty chứ không phải tổng số thời gian họ có mặt tại nơi làm việc. Nếu một công ty trừ lương nhân viên bởi họ đến muộn 5 phút mà không xét đến việc họ thường xuyên ở lại muộn hay làm thêm cuối tuần để hoàn thành công việc, có vẻ như đó là một nơi làm việc nhiều bất công.

Các doanh nghiệp nên coi trọng đóng góp thực sự của nhân viên vào sự phát triển, hơn là nhăm nhăm “chấm điểm chuyên cần”.

3. Cấm sử dụng điện thoại

Nhiều chủ doanh nghiệp tin rằng, cấm sử dụng điện thoại thì không nhân viên nào lãng phí thời gian làm việc để nhắn tin hay gọi điện cho bạn bè, người thân. Điều này tất nhiên là sai lầm. Các tổ chức cần tuyển dụng những người có trách nhiệm với công việc, chứ không phải nghĩ ra các quy định để đối phó với những kẻ lười biếng, làm việc kém hiệu quả.

4. Quy định cấm, hoặc hạn chế sử dụng mạng xã hội

Một vài công ty quy định nhân viên không được phép dùng mạng xã hội hay vào những website giải trí trong giờ làm việc. Thực tế, các lãnh đạo không cần thiết phải kiểm soát quá gắt gao hoạt động của nhân viên trong giờ làm việc. Các quy tắc khiến tâm lý của mọi người nặng nề, hạn chế năng suất lao động. Những người làm việc thực sự sẽ không cần đến những quy tắc để quản lý công việc.

5. Khắt khe quá đáng khi thực hiện các quy định

Duy trì các tiêu chuẩn là một điều tuyệt vời khi chúng ta sống giữa thế giới nhiều điều bất công. Tuy nhiên, người lãnh đạo nên biết cách khiến nhân viên tự giác thực hiện các quy chuẩn một cách thoải mái. Một môi trường khắt khe sẽ bót nghẹt các cá nhân và không bao giờ có sự sáng tạo đột phá trong công việc.

6. Nghiêm cấm thể hiện cá tính của nhân viên

Nhiều công ty kiểm soát trang phục và cách mọi người thể hiện cá tính riêng. Một số nơi còn quy định những vật dụng mà nhân viên có thể mang tới nơi làm việc, số lần một người có thể ra ngoài hay đi vệ sinh… Nếu không muốn nhân viên của mình trở thành robot, mặc những trang phục giống nhau, làm những công việc giống nhau, kết quả như nhau… các nhà lãnh đạo hãy giảm bớt các quy tắc vô lý.

Những người làm việc chuyên nghiệp, sẽ ăn mặc chuyên nghiệp và làm việc hiệu quả cao mà không cần những quy định. Người quản lý cần có kỹ năng giải quyết vấn đề trực tiếp. Những quy tắc không giúp tăng hiệu suất công việc mà chỉ khiến nhân viên muốn đổi việc.

Theo Ngọc Bích

Trí thức trẻ

Trở lên trên