Sếp Ngọc Lan Whose Chance: Nếu chúng ta không làm chủ AI, thì AI sẽ làm chủ chúng ta!
Chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng AI tại chính doanh nghiệp mình, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Atlantic cho biết, với AI, FSEL đã có thể chuyển đổi mọi điểm tiếp xúc vật lý trong sản phẩm giáo dục lên trên môi trường số thông qua các giải pháp công nghệ.
Trong kỷ nguyên số, nơi mà công nghệ và mạng xã hội phát triển không ngừng, chúng ta chứng kiến nhiều cơ hội nghề nghiệp mới mở rộng cho nhân sự biết tận dụng sức mạnh của công nghệ. Các KOLs và KOCs nắm vai trò quan trọng trong việc định hình xu hướng tiêu dùng và sáng tạo đổi mới trong doanh nghiệp, đồng thời các ứng viên có kỹ năng AI cũng ngày càng được ưu tiên tuyển dụng.
Chương trình truyền hình thực tế về việc làm "Cơ Hội Cho Ai - Whose Chance" mùa thứ 6 đã thể hiện rõ xu hướng này bằng việc đưa các ứng viên từ ngành nghề xu hướng như KOLs, KOCs, AI vào chương trình, phản ánh sự đa dạng và thay đổi của thị trường lao động hiện đại.
Sự thay đổi của các xu hướng việc làm, lao động toàn cầu cũng được phản ánh qua hành trình chuyển đổi số của Tập đoàn Giáo dục Atlantic, được Sếp Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chủ tịch tập đoàn chia sẻ tại Lễ công bố phát sóng "Cơ hội cho ai - Whose chance" mùa 6.
Sếp Ngọc Lan, chia sẻ: "Trong giai đoạn kỷ nguyên số, chúng tôi đã tiên phong chuyển đổi mô hình trung tâm Anh ngữ 5 sao lên online, giúp hàng triệu học sinh được tiếp cận chương trình đào tạo ngoại ngữ chất lượng cao với chi phí thấp nhất. Với khát vọng thu hẹp khoảng cách học tiếng Anh ở mọi vùng miền, FSEL sẽ hiện thực hoá giấc mơ để không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình chinh phục ngôn ngữ".
Trước đó, tập đoàn đã triển khai chuyển đổi số nền tảng FSEL - "English Center in Your Pocket", từ việc đưa toàn bộ điểm tiếp xúc vật lý của trung tâm anh ngữ lên nền tảng công nghệ, đến việc tối ưu hóa chi phí sản xuất nội dung đào tạo với sự hỗ trợ của AI - minh chứng cho việc công nghệ mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực giáo dục.
Cụ thể, Sếp Ngọc Lan chia sẻ, hơn 4 năm trước, khi AI vẫn còn là một khái niệm mới mẻ và chưa được phổ biến rộng rãi, FSEL đã đứng trước thách thức lớn: Làm thế nào để chuyển đổi toàn bộ các điểm tiếp xúc vật lý trong môi trường giáo dục truyền thống lên nền tảng công nghệ mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục? Đây là một nhiệm vụ khó khăn bởi lẽ các hoạt động học tập như ngữ pháp, phát âm, nói và viết đòi hỏi sự tương tác và phản hồi từ người học và người dạy.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi theo thời gian. Với sự bùng nổ của AI trong 2 năm trở lại đây, doanh nghiệp này đã có thể chuyển đổi mọi điểm tiếp xúc vật lý trong sản phẩm giáo dục lên trên môi trường số thông qua các giải pháp công nghệ.
Không chỉ có vậy, cơ hội còn mở ra cho tập đoàn khi lượng nội dung khổng lồ từng phải sản xuất thủ công trong hơn 4 năm qua có thể được hỗ trợ bởi AI trong tương lai gần. Sự hợp tác với Học viện AI và các cố vấn đã đem lại cho doanh nghiệp cơ hội tối ưu hóa chi phí sản xuất nội dung, nâng cao hiệu quả gấp 2 đến 3 lần so với phương pháp truyền thống.
Trong khi một chương trình giáo dục có thể tốn kém đến 40-50 tỷ đồng nếu sản xuất theo cách cũ, thì việc ứng dụng AI có thể giúp tiết giảm đáng kể chi phí. Điều này cũng giúp giảm thời gian sản xuất, làm tăng tính linh hoạt và tốc độ triển khai học liệu đến với học viên.
Đây chính là bước chuyển mình quan trọng, phản ánh thông điệp mà Sếp Ngọc Lan đã nhấn mạnh tại sự kiện với các ứng viên và các lãnh đạo doanh nghiệp tại sự kiện: "Nếu chúng ta không làm chủ AI, thì AI sẽ làm chủ chúng ta".
Với thông điệp "Cơ hội cho tất cả", mùa 6 Whose chance sẽ chứng kiến sự xuất hiện của các ứng viên đến từ các ngành nghề xu hướng như: KOLs, KOCs, AI, và ứng viên có nghị lực đặc biệt. Những ứng viên này không chỉ mang đến tài năng, câu chuyện truyền cảm hứng, mà còn phản ánh sự phát triển đa dạng và không ngừng thay đổi của thị trường lao động hiện đại.
Những đổi mới này đều nhằm mục đích tạo ra một môi trường tuyển dụng công bằng và cởi mở, nơi tất cả các ứng viên đều có thể tìm thấy cơ hội phát triển sự nghiệp và thể hiện khả năng của mình trong một thị trường lao động đang không ngừng thay đổi.
Thêm vào đó, khác với 5 mùa trước, format chương trình Cơ hội cho ai mùa 6 có sự thay đổi đột phá, chương trình đã bỏ "Vòng 1: Đối mặt" với phần hai ứng viên đối đầu để chiến thắng 1 cơ hội vào vòng trong. Chương trình đã tổ chức vòng Casting, coaching kỹ lưỡng, trao cơ hội cho một ứng viên xuất sắc bước ra ứng tuyển trước các Sếp mà không cần đối đầu, ứng viên này sẽ giới thiệu ấn tượng theo phong cách riêng ở Màn chào hỏi rồi tiến đến vòng Chinh Phục.
Đặc biệt, ở mùa 6 "Mức lương kỳ vọng" được đổi thành "Thu nhập kỳ vọng" để phù hợp với thực tế của thị trường, linh hoạt trong quá trình thỏa thuận hợp tác giữa ứng viên và doanh nghiệp. Đồng thời mang đến hình thức hợp tác linh hoạt giữa các Sếp và ứng viên như: part-time, hợp đồng cộng tác, chuyên gia... từ đó mở rộng nhiều cơ hội lớn hơn cho cả hai bên.
Cũng không chỉ giới hạn ở việc 1 ứng viên chỉ chốt deal công việc fulltime (toàn thời gian) với 1 Sếp như 5 mùa trước, năm nay, 1 ứng viên có thể chốt deal cùng lúc với nhiều Sếp (cụ thể: 1 ứng viên có thể chốt 3 deal, 5 deal, 6 deal…), tạo nên sự đa dạng và khả năng kết hợp hiệu quả hơn giữa ứng viên và doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố giúp tỷ lệ ứng viên chốt deal thành công cao, với 35 deal đã được ký kết, lớn hơn gấp đôi so với các mùa trước.
Một trong những điểm nhấn khác của mùa 6 chính là những mức thu nhập cao kỷ lục, vượt xa các mùa trước. Đã ghi nhận những thỏa thuận với mức thu nhập lên đến hơn 300 triệu, 160 triệu đồng và 100 triệu đồng… hứa hẹn tạo ra những cuộc thương lượng gay cấn giữa các ứng viên và Sếp, cuộc tranh giành quyết liệt và cả những cú bắt tay ấn tượng giữa các Sếp.
Nhịp sống thị trường