MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sếp thét ra lửa cũng đừng nghĩ bị "trù", chẳng qua bạn chưa làm 6 điều khiến ông chủ nào cũng yêu quý mình hơn vàng mà thôi

09-01-2019 - 14:50 PM | Sống

Nếu sếp không yêu mình thì phải luyện 6 kỹ năng này để "bắt" sếp yêu ngay!

Làm việc với các sếp khó tính thời gian đầu thường rất mệt mỏi, nhưng qua thời gian, bạn sẽ học hỏi thêm được rất nhiều điều từ chính vị sếp ấy. Cho nên đừng ngại ngần gì mà không học luôn từ hôm nay 6 kỹ năng quan trọng để sếp quý trọng sau đây.

1. Học cách suy nghĩ chính xác

Chính xác ở đây không chỉ là suy nghĩ đúng đắn, chắc chắn mà còn cần rõ ràng, rành mạch để giải quyết vấn đề dễ dàng. Khi gặp khó khăn, một nhân viên tốt cần xây dựng ý tưởng và quy trình cụ thể để phân tích vấn đề. Khi các suy nghĩ được sắp xếp theo trình tự rõ ràng, chúng ta sẽ nhanh chóng học cách suy nghĩ chính xác, rồi tìm ra "sự thật" chỉ là vấn đề thời gian.

Sếp thét ra lửa cũng đừng nghĩ bị trù, chẳng qua bạn chưa làm 6 điều khiến ông chủ nào cũng yêu quý mình hơn vàng mà thôi - Ảnh 1.

Nghĩ phải đúng, đủ và rõ ràng thì mới nhìn thấu bản chất.

2. Tập trung làm một việc

Nếu bạn muốn làm chủ một thứ, bạn phải dồn toàn bộ năng lượng vào nó, làm tất cả với một trái tim và một tâm trí duy nhất. Nhiều người cảm thấy rằng họ đủ thông minh để làm nhiều việc cùng lúc giống như chiếc máy tính có khả năng xử lý đa nhiệm. Nhưng sự thật là gì? Tất cả kết quả nhận được đều không thực sự xuất sắc.

Rất nhiều người đang hiểu nhầm rằng đa nhiệm là khả năng não bộ có thể cùng lúc đảm nhận nhiều nhiệm vụ. Tuy nhiên, sự thực thì não bộ không bao giờ có khả năng ấy. Não chỉ có thể tập trung giải quyết một việc trong một thời điểm. Và khi bạn tưởng là mình đang đa nhiệm, thì bản chất chỉ là não bộ chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác mà thôi. Trong quá trình chuyển đổi qua lại giữa các công việc với nhau, não bộ cần thời gian để lấy lại được sự tập trung. Vì thế mà quá trình đa nhiệm "rởm" kia lại làm bạn giảm tốc độ và hiệu suất làm việc.

3. Biết cách tự giải quyết vấn đề

Để phát triển khả năng mạnh mẽ hơn, bạn phải dám tự đối mặt với khó khăn và tìm cách giải quyết. Đừng vội vã trốn tránh khi gặp vấn đề trong công việc. Hãy bỏ thời gian phân tích, chúng ta sẽ tìm ra nhiều cách để xử lý ổn thỏa, lại có thể chứng tỏ năng lực của mình trước mặt sếp. Nếu vẫn còn quá băn khoăn, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ mọi người và chuyên gia.

Có năm bước chung để giải quyết vấn đề: Hiểu rõ nội dung cốt lõi, tìm ra những điểm chính cần giải quyết, vạch ra chiến lược để giải quyết, theo dõi tiến độ và điều chỉnh nếu có khó khăn xảy ra, cuối cùng là đánh giá hiệu quả. Nếu bạn học cách giải quyết vấn đề tuần tự theo quá trình này, bạn sẽ dần tiến bộ hơn và đạt năng suất làm việc cao hơn.

Sếp thét ra lửa cũng đừng nghĩ bị trù, chẳng qua bạn chưa làm 6 điều khiến ông chủ nào cũng yêu quý mình hơn vàng mà thôi - Ảnh 2.

Dùng nội lực để vượt qua khó khăn.

4. Có khả năng "hồi sức chiến đấu"

Giống như sau mỗi lần thua cuộc trong một trò chơi, chúng ta đều có cơ hội thử thách lại lần nữa, trong công việc cũng có khoảnh khắc bạn cần đưa ra những quyết định "tiếp tục" như thế. Học hỏi từ thất bại, xem xét lại vấn đề rồi tiếp tục đứng lên chiến đấu. Qua mỗi lần nghiên cứu như vậy, tỷ lệ thất bại càng nhỏ đi, hiệu quả đạt được càng khả quan hơn. Chỉ cần chúng ta luôn giữ vững tinh thần và sẵn sàng "hồi sức", tiến bộ sẽ đến sau những lần vấp ngã đầy khó khăn.

Vậy làm thế nào để có thể hồi sức nhanh nhất? Lấy ví dụ như hôm nay bạn tham gia phỏng vấn nhưng bị từ chối, hãy diễn giải lại cuộc phỏng vấn này để tìm ra những gì bạn đã thể hiện không tốt, sau đó tổ chức lại ngôn ngữ để cải thiện khả năng diễn đạt chính xác và rõ ràng hơn. Chủ động tìm hiểu thêm để có thể tự mô phỏng những câu hỏi phỏng vấn từ đơn giản cho đến chuyên môn để luyện cách trả lời thỏa đáng. Khi bạn có thể làm mọi thứ theo cách như vậy, bất kể làm gì, khả năng của bạn đều được cải thiện đáng kể.

5. Dám giải quyết mâu thuẫn

Làm việc cùng những người khó tính sẽ không bao giờ thoát khỏi xung đột và tranh cãi. Tuy nhiên, nếu biết cách đối phó thì chính những lần mâu thuẫn ấy sẽ nâng cao năng suất làm việc lên rất nhiều.

Tâm lý học định nghĩa xung đột là những mâu thuẫn phát sinh từ sự khác biệt, mang tính chất đối kháng nảy sinh giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong tập thể. Vậy làm thế nào để giải quyết sự khác biệt này là một yếu tố quan trọng trong việc xử lý xung đột.

Nhìn chung có năm cách để giải quyết xung đột: Tránh né là giải pháp tạm thời tránh làm tăng mâu thuẫn khi cuộc cãi vã không thể giải quyết vấn đề, cả 2 bên cần thời gian làm "nguội" cái đầu; Hòa giải là kết hợp nhu cầu của cả hai bên; Cứng rắn khi bạn có đủ điều kiện tác động đến đối phương, buộc bên kia phải nhượng bộ; Thỏa hiệp là khi cả hai cùng bắt tay nhường nhịn, chịu hi sinh một phần khác biệt của mình để đạt mục đích chung; Phối hợp với nhau để đàm phán và tìm ra giải pháp cân bằng, giúp hai bên cùng có lợi và đạt lợi ích cao nhất. Tất nhiên, để làm tốt điều này, điều quan trọng nhất là thực thi.

Sếp thét ra lửa cũng đừng nghĩ bị trù, chẳng qua bạn chưa làm 6 điều khiến ông chủ nào cũng yêu quý mình hơn vàng mà thôi - Ảnh 3.

Sống trong tập thể là không thể ngừng mâu thuẫn, vấn đề là giải quyết như thế nào.

6. Thực thi hiệu quả

Như đã nói ở trên, hành động bao giờ cũng quan trọng hơn lý thuyết. Cho dù bạn có học thuộc làu làu từng bước làm việc trên đây mà không cải thiện quá trình thực hành thì rất khó mà đạt được tiến bộ. Không có phương pháp cụ thể nào khác để tăng hiệu quả ngoại trừ chính suy nghĩ và thái độ thực thi của bản thân mình. Miễn là bạn có thể điều chỉnh tâm trí và duy trì thái độ tích cực, bạn sẽ cải thiện hiệu quả hành động nhanh hơn bạn nghĩ.

Ngược lại, trong quá trình thực hành liên tục, bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, từ đó làm cho chất lượng tâm lý thêm vững vàng. Đây là một đặc điểm quan trọng quyết định liệu một người có thực sự mạnh mẽ và có khả năng thành công hay không. Hãy làm dần dần từ những việc nhỏ, cuối cùng bạn sẽ cải thiện khả năng của mình từng bước một một cách hiệu quả hơn và khiến sếp ấn tượng.

Phương Thúy

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên