MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sếp yêu cầu nghĩ cách bán quả dưa hấu giá trị 17k với giá 1 triệu đồng: Ứng viên IQ cao trả lời khiến ai cũng sốc

17-06-2024 - 10:39 AM | Sống

Sếp yêu cầu nghĩ cách bán quả dưa hấu giá trị 17k với giá 1 triệu đồng: Ứng viên IQ cao trả lời khiến ai cũng sốc

Nếu là bạn, bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào?

Vài năm gần đây, những câu hỏi liên quan đến bán hàng ngày càng phổ biến trong buổi phỏng vấn tuyển dụng. Ví dụ như là làm thế nào để có thể bán một tờ giấy trắng giá trị 0,2 NDT (tương đương với 702 đồng) với giá 100 NDT (tương đương với 350 nghìn VND). Hay là làm sao để bán một cây bút bi giá trị 10 NDT (tương đương với 35 nghìn đồng) với giá 300 NDT (tương đương với 1 triệu VND).

Sếp yêu cầu nghĩ cách bán quả dưa hấu giá trị 17k với giá 1 triệu đồng: Ứng viên IQ cao trả lời khiến ai cũng sốc- Ảnh 1.

Tại sao các nhà tuyển dụng lại thích đưa ra những câu hỏi tương tự như vậy. Đơn giản vì nó có thể kiểm tra tư duy, nhanh nhạy của các ứng viên.

Bán một tờ giấy trắng giá trị 0,2 NDT (tương đương với 702 VND) với giá 1 NDT (tương đương với 3,5 nghìn VND) thì có vẻ như đơn giản nhưng với giá 100 NDT (tương đương với 1 triệu VND) thì không. Cũng tương tự như vậy, bán một cây bút giá trị 10 NDT (tương đương với 35 nghìn đồng) với giá 15 NDT (tương đương với 52 nghìn đồng) thì không khó nhưng với giá 300 NDT (tương đương với 1 triệu VND) thì không phải chuyện dễ dàng. Điểm khó của câu hỏi dạng này đó chính là mọi người đã biết giá thành của sản phẩm, khách hàng sẽ chấp nhận giá cả hợp lý của người bán. Nếu giá bán mà cao hơn rất nhiều so với giá thành thì chắc chắn khách hàng sẽ không mua. 

Muốn bán được giá cao thì nhất định phải tìm cách khiến giá trị của sản phẩm tăng lên để giá bán của sản phẩm phù hợp với giá trị của nó thì mới có thể bán được. Ví dụ như một chai nước đóng chai bình thường với giá 300 NDT (tương đương với 1 triệu NDT) là điều không thể, nhưng nếu bán chai nước này ở sa mạc thì với giá này thì mọi người sẽ tranh nhau mua.

Điều mà nhà tuyển dụng cần chính là tìm ra những người có thể linh hoạt nghĩ ra cách để xử lý tình huống. Buổi phỏng vấn dưới có một câu hỏi tương tự.

Lý Dũng gửi lý lịch của mình cho một công ty và anh nhận được lời mời phỏng vấn. Ngoài anh, còn có 3 người cũng đến phỏng vấn trong buổi hôm đó.

Trong các câu hỏi mà nhà tuyển dụng hỏi thì có một câu hỏi như thế này do một vị sếp trong công ty đề ra: "Làm thế nào để bán một quả dưa hấu giá trị 5 NDT (17 nghìn đồng với giá 1 triệu đồng."

Người đầu tiên nhanh nhảu trả lời: Một quả dưa hấu mà bán tận 300 NDT (tương đương với 1 triệu VND), đây chả phải giá trên trời hay sao. Đương nhiên là không thể nào bán được rồi.


Người thứ hai trả lời: "Vậy thì chỉ có thể tìm đến chỗ ít bán dưa hấu thì không phải cạnh tranh với mới có thể bán ra với giá như thế."

Đến lượt ứng viên thứ 3 trả lời: "Tôi có thể quảng cáo loại dưa hấu này vô cùng ngon, không có hạt, vị ngọt, với 300 NDT(tương đương với 1 triệu VND) mua được một quả, đắt xắt ra miếng."

Sếp yêu cầu nghĩ cách bán quả dưa hấu giá trị 17k với giá 1 triệu đồng: Ứng viên IQ cao trả lời khiến ai cũng sốc- Ảnh 2.

"Tôi có thể khắc hoa văn trên vỏ quả dưa hấu hoặc khắc những chữ mang ý nghĩa may mắn. Làm vậy có thể tăng giá trị của quả dưa lên. Tôi có thể bán quả dưa giá trị 5 NDT (tương đương với 17 nghìn VND) với giá 300 NDT (tương đương với 1 triệu VND).

Nghe Lý Dũng trả lời, sếp ngay lập tức gật đầu tán thành, tuyên bố anh trúng tuyển vào công ty. Những nhân tài có đầu óc nhạy bén, nhiều ý tưởng để giải quyết vấn đề hóc búa là thứ công ty rất cần.

Thực tế, những loại câu hỏi phỏng vấn này không có đáp án tiêu chuẩn. Ứng viên thứ 2 dùng cách "hiếm" để tăng giá trị quả dưa. Người thứ 3 dùng cách tăng chất lượng, còn Lý Dũng dùng cách tăng giá trị hình thức bên ngoài của sản phẩm. Cách làm của Lý Dũng vì phù hợp với thực tế, điêu khắc lên những trái dưa làm sản phẩm thu hút người mua hơn. Nhờ sự thông minh của mình, Lý Dũng được nhận vào công ty là một điều hợp lý.

Lưu Ly

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên