Shark Hưng: "Các bạn trẻ mới đi làm đừng ngại bị mắng, sếp khó tính mới là sếp tốt, mới giúp công ty trưởng thành được"
Với một công ty có hàng nghìn nhân viên, có rất nhiều việc cần làm, sếp khó tính là điều dễ hiểu.
- 22-09-2018Có nên yêu đương khi đang khởi nghiệp không? Lời khuyên của Shark Hưng là...
- 01-09-2018Tổng hợp những câu nói truyền cảm hứng của Shark Hưng: "Đam mê có thể dẫn tới thành công nhưng phải có cơ sở"
- 31-08-2018Tư vấn cách "nịnh" vợ khi bị vợ la, Shark Hưng kết luận: Khởi nghiệp khó nhất là để người thân hiểu mình, nỗi đau lớn nhất chính là sự cô đơn
- 09-08-2018Sau lời khuyên cho cô gái lương 5 triệu muốn mua nhà 3 tỷ, Shark Hưng nhận định: Mua nhà khi còn rất trẻ là một quyết định không thông minh
Hiếm có người bước chân vào thế giới công việc mà không gặp căng thẳng nghề nghiệp. Lí do có thể là bởi phải hoàn thành KPI như đã được giao, phải làm hài lòng đồng nghiệp, và cũng có thể là bởi bị sếp chê trách.
Mới đây, trong buổi livestream cá nhân, Shark Hưng nhận được một chia sẻ như sau: "Sếp em là một người rất khó tính, hoàn hảo và cầu toàn, luôn để ý những chi tiết nhỏ nhất. Em đi làm chưa bao giờ nhận được chê trách nhiều như vậy. Em bây giờ thực sự rất stress."
Shark Hưng nêu quan điểm: "Tôi nghĩ rằng sếp khó tính là một người sếp tốt. Nếu các bạn làm việc với sếp khó tính, các bạn sẽ trưởng thành rất nhanh. Nhìn lại về những đế chế thành công trong lịch sử, những quốc vương thống trị thường rất khắt khe, khó tính và thậm chí có thể là tàn bạo, như vậy họ mới có thể chinh phục được thiên hạ. Ông cha ta có câu: "Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ" mà.
Nếu một người cha khó tính thì sẽ giáo dục được con cái rất tốt. Nếu một vị sếp khắt khe, chi tiết, yêu cầu cao ở nhân viên thì sẽ giúp công ty trưởng thành. Ở đây, điều các bạn cần chú ý là vị sếp đó khó tính là do công việc hay cảm xúc cá nhân, không thích nhân viên nào đó chẳng hạn. Nếu nhìn nhận khách quan, công tâm là vị sếp đó khó tính về công việc thì sẽ có hiệu quả làm việc cao.
Tôi cũng là một người khó tính với công việc và đôi khi, tôi cũng thể tránh khỏi việc là mình cáu lên. Tất nhiên, sếp nào cũng muốn nhận lại sự hoàn hảo từ nhân viên, mong nhận được kết quả ngày hôm nay tốt hơn kết quả ngày hôm qua.
Các bạn có thể tìm đọc quyển sách "How to manage the boss" (Làm sao để quản lý sếp), ý là khi đi làm chúng ta phải đoán trước được ý của sếp để có thể làm đúng việc, thậm chí là phải dành thời gian nghiên cứu, xem sếp muốn gì.
Để nói thật ra, sếp luôn muốn để nhân viên lên tiếng đề xuất nhưng bạn phải đề xuất đúng ý. Nếu bạn nói đúng ý sếp muốn thì chắc chắn sếp sẽ rất thích thú và yêu quý bạn. Nếu bạn phải đợi sếp nói rồi bạn mới làm theo thì sếp cũng đã ít hài lòng hơn rồi. Nếu sếp đã nói rồi mà bạn không làm theo được hoặc không làm đúng ý sếp yêu cầu thì bạn phải thông cảm với sự khó tính của sếp.
Với một công ty có hàng nghìn nhân viên, có rất nhiều việc cần làm, sếp khó tính là điều dễ hiểu. Vì vậy, các bạn hãy cố gắng hiểu ý sếp cũng như hiểu chủ trường của công ty và hiểu được vị trí của mình.
Bạn cũng cần phải biết được rằng trong công ty, vị trí của bạn càng không thể dễ thay thế được thì nghĩa là bạn càng có giá trị với sếp, với công ty. Nếu xin nghỉ phép mấy ngày cũng được thì vị trí trong công ty của bạn khá dễ lung lay.
Các bạn trẻ mới đi làm đừng ngại ngần xin được làm, xin được thử những nhiệm vụ mới mẻ, dám chấp nhận sai sót, chấp nhận bị mắng, như thế mới trưởng thành được."
Trí thức trẻ