Shark Linh chỉ 4 cách thoát khỏi các loại ‘bẫy’ mua sắm dịp Sale cuối năm: Xóa sạch cookies, áp dụng kế ‘chờ 30 ngày’, không lướt dạo Internet ngày 11/11
"Các sellers rất khôn, biết người mua thích khuyến mãi, nên chọn những ngày nhất định và dễ nhớ để Sale như 11/11, 12/12…, để mọi người tạo thói quen cứ đến ngày đó ào vô mua, và mua rất nhiều. Người mua lúc ấy vướng vào hội chứng FOMO – sợ bỏ lỡ cơ hội mua rẻ, cơ hội tiết kiệm được tiền!?", Shark Linh phân tích.
- 28-08-2021Ngoài chăm chỉ, Shark Linh cho rằng đây là đức tính quan trọng nhất để thành công bất kỳ ai cũng cần phải có
- 24-07-2021Muốn con lớn lên biết sử dụng tiền thông minh, từ 7 tuổi hãy dạy con theo 4 cách sau của shark Linh
- 23-07-2021Nguyên tắc đầu tư 1% của cá mập Mỹ khiến shark Linh và shark Louis trầm trồ: Biến startup từ 5 triệu USD thành 5 tỷ USD, giá cổ phiếu từ 10 cent lên 60 USD
Dịp Sale cuối năm lại bắt đầu khởi động với một loạt ngày dễ nhớ như gần nhất là Ngày Cô đơn 11/11, rồi 12/12, Black Friday, Online Friday rồi Cyber Monday…
Thực tế không phải đợi đến cuối năm, ngay cả những ngày trong năm thì các sàn thương mại điện tử (TMĐT) liên tục chạy các chương trình Sale cho các ngày trùng tháng như 6/6, 7/7, 8/8, 9/9…
Để kìm lại ham muốn shopping, Shark Linh chia sẻ 4 phương pháp như sau:
1. Hiểu cảm xúc, tâm lý khiến bạn cần phải đi mua sắm, sau đó rời khỏi xu hướng đó
Bạn từng mua bao nhiêu món hàng trong đợt giảm giá? Thường khi thấy giảm giá, bạn sẽ có suy nghĩ: "Oh, giảm giá này! Mình nên mua tiếp". Khi mua một món đồ giảm giá, thường mình có cảm giác "hời" hơn, tiết kiệm hơn, nhưng thói quen ấy không hẳn là tốt.
Sellers có xu hướng "bẫy" người mua vào hội chứng FOMO bằng các chương trình Sales. Cách tốt nhất để tránh khỏi hội chứng này là không nên đi các trung tâm thương mại (TTTM) hay không tham gia vào chương trình đó.
"Nếu bạn là người có kỷ luật, có thể mua 1 món đồ bạn cần vào ngày Sales 11/11. Nhưng nếu không có kỷ luật thì nên mua ngay khi có nhu cầu, thay vì đợi đến ngày đó, vô các sàn TMĐT lại muốn mua thêm một loạt món đồ khác nữa", Shark Linh nói.
2. Không dùng shopping để xả stress
Hãy lắng nghe cảm giác của mình. Nguồn năng lượng của mình sẽ hướng dẫn khả năng để hạn chế bản thân. Nếu bạn đang cảm thấy đang stress vì công việc hay có vấn đề khác để phân tâm, thì không nên dùng shopping như một trong những cách để giảm bớt stress.
"Các bạn có thể giảm bớt stress với yoga, thiền, hay đọc sách", Shark Linh khuyến nghị.
3. Đừng nghĩ người khác có cái này mình cũng nên mua
Có những bạn rất thích shopping, đó là sở thích của họ, nhưng khi chơi với họ thì đừng biến nó thành sở thích của mình.
"Có thể hẹn họ đi cà phê thay vì đi dạo chẳng hạn, vì thể nào nếu đi dạo thì các bạn cũng sẽ đi dạo vào TTTM, đi vào những cửa tiệm và sẽ mua".
"Đừng đi shopping, đừng lên mạng dạo ngày 11/11. Nếu tiết kiệm được số tiền và đầu tư thì sẽ phát sinh thêm tiền cho mình, thay vì mình đưa tiền đó cho các shop. Đó là cách để bạn bắt đầu tiết kiệm tiền", Shark Linh khuyên nhủ.
4. Áp một loạt biện pháp mạnh bảo vệ chi tiêu
Bạn có thể thử 5 biện pháp mạnh dưới đây:
- Giảm bớt giao tiếp với các Shop
Hãy unsubscribe nếu trước đó bạn đăng ký nhận email thông tin của các nhãn hàng yêu thích. Bạn cũng có thể chống lại sự đeo bám quảng cáo bằng cách xóa cookies trên máy tính.
"Khi xem 1 trang nào đó, chỉ cần bạn ấn Like 1 sản phẩm thì nó đã cookies bạn, để khi bạn lên mạng lại thấy sản phẩm đó".
"Một nghiên cứu cho thấy 1 người tiếp thị lên chiến dịch thì người tiêu dùng phải thấy 5 - 7 lần trước khi ra quyết định mua. Bạn thấy thích 1 cái áo, lần đầu do dự không mua, nhưng lần sau thấy, 5 - 7 lần sau lại thấy, sự thích thích ấy cứ tăng dần thúc đẩy bạn ra quyết định mua. Vậy nên, bạn nên xóa cookies trên máy tính để không bị bám theo", Shark Linh khuyến nghị.
- Tự làm khó mình khi thanh toán
Những trang web giờ làm rất dễ dàng, cứ đăng ký thẻ tín dụng, ví điện tử, sau đó "bấm bấm" là xong, không cần nhớ số thẻ ngân hàng. Nhưng bằng cách đó, quá trình thanh toán quá mức tiện lợi, tốc độ bạn mua sẽ rất nhanh.
"Tốt nhất là xóa hết, không lưu lại gì, muốn mua gì bạn phải buộc bản thân nhập số thẻ ngân hàng vô, coi như cho mình thêm một khoảnh khắc để cân nhắc, xem thực sự có cần hay không".
"Hoặc bước vô cửa tiệm không mang thẻ tín dụng, có thể có quá nhiều nhưng chỉ đem 1 cái, hoặc chỉ đem 1 - 2 triệu đồng tiền mặt trong túi, xài hết thì thôi. Đó là cách để hạn chế tiêu dùng của mình", Shark Linh nói.
- Tự hỏi bản thân "Tại sao tôi mua?"
Một cảnh trong phim "Lời tự thú của một tín đồ Shopping".
Tôi mua là vì cần, hay bị kích động bởi một cảm xúc nào đó? Tôi có thực sự cần không? Tôi mua thì có khả năng để trả (nếu mua bằng thẻ tín dụng)? Nếu mua về thì để đâu? Có xài không? Nếu có thì xài vào dịp gì?
"Hãy suy nghĩ cụ thể rằng món đồ đó mình thực sự cần, hay là chỉ muốn mà thôi", vị nữ cá mập của Shark Tank Việt Nam nhắn nhủ.
- Nguyên tắc "chờ 30 ngày"
Cách này đặc biệt hữu hiệu với các món mắc tiền. Bằng việc chờ đợi này, bạn sẽ có thêm một khoảng thời gian cân nhắc xem mình có thực sự cần hay không, hay không có món đồ đó mình vẫn sống ổn.
- Tìm một "No-Buying-Buddy" – một người bạn không cho phép mua.
Bạn có thể đi chơi, đi dạo thoải mái nhưng cam kết trước với những người bạn đi chung là không cho phép nhau mua đồ. Đi chơi là để muốn trò chuyện với nhau chứ không phải đi shopping. Cam kết trước là cách dễ dàng để mình không sa đà vào shopping mua và mọi người sẽ giúp kiềm chế mình.
Doanh nghiệp và tiếp thị