Siêu dự án Sunrise Bay Đà Nẵng có khả năng đổi chủ
Công ty The Sunrise Bay (Đà Nẵng) - chủ đầu tư siêu dự án Sunrise Bay vừa công bố bảng thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cho thấy 99% cổ phần của công ty này đang được nắm giữ bởi Công ty CP Thương mại đầu tư phát triển Hoàng Huy.
- 05-10-2017Những chuyển biến đáng chú ý của thị trường BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng trong 9 tháng đầu năm
- 30-09-2017Đà Nẵng: Quy định giá đất tái định cư một số dự án
- 26-09-2017Cận cảnh những dự án trên đất vàng vừa có trong danh sách bị điều tra, được cho là liên quan đến "trùm" BĐS kín tiếng Đà Nẵng
- 26-09-2017Đầu tư condotel: Vì sao lại là thị trường Đà Nẵng?
- 23-09-2017Ông Huỳnh Đức Thơ: Đà Nẵng đang tích cực thanh tra nhà đất công sản
Theo thông tin tìm hiểu từ Cục Thuế TP.HCM, đây là công ty mới được thành lập vào ngày 5/6/2017. Đáng chú ý cổ đông nắm 19% tại The Sunrise Bay là Công ty Gia Đức, có liên quan đến tập đoàn Novaland khi hồi đầu tháng 4/2017 Novaland đã bỏ ra hơn 1900 tỷ đồng để sở hữu Gia Đức.
Khi đó, theo đại diện Tập đoàn Novaland, việc này nhằm mục tiêu sở hữu toàn bộ dự án The Sunrise Bay, góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, theo một nguồn tin đáng tin cậy cho biết Novaland đang thỏa thuận chuyển nhượng phần vốn góp này cho đối tác khác.
Một sự chuyển biến đáng chú ý khác ở Hoàng Huy, là sau khi có sự thay đổi về cổ đông mới, Hoàng Huy đã chuyển trụ sở về địa chỉ số 31 Trần Quốc Thảo, Phương 06, Quận 3, TP.HCM. Theo tìm hiểu thì đây là địa chỉ chỉ chi nhánh TP.HCM của Công ty Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport), một công ty liên kết, liên doanh với tập đoàn T&T.
Ngoài ra, Tổng giám đốc và đại diện pháp luật của công ty Hoàng Huy hiện nay là bà Phan Đỗ Hạnh, một cổ đông lớn của Công ty CP Cảng Rau Quả (TP.HCM). Công ty này nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn T&T thông qua Tổng công ty Rau Quả và Nông Sản (Vegetexco). Đến tháng 6/2017, nhóm cổ đông T&T và các bên liên quan đang nắm giữ 95% cổ phần của Vegetexco.
Trở lại với câu chuyện siêu dự án lắm lận đận sau gần 10 năm đầu tư tại Đà Nẵng. Được biết, cuối tháng 2/2008, Công ty TNHH Deawon Cantavil thuộc Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc) khởi công dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước (tên khác là dự án Vầng Trăng Khuyết) tại vị trí đắc địa, gần khu vực vịnh Đà Nẵng. Đây là dự án khu đô thị lớn nhất với tham vọng nâng tầm đô thị của TP.Đà Nẵng vào thời điểm đó.
Khu đô thị có tổng diện tích 235ha được thiết kế theo khu đô thị phức hợp gồm Khách sạn, văn phòng, resort, sân golf 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế, bến cảng dành cho du thuyền, khách sạn quốc tế, trung tâm hội nghị quốc gia, tòa nhà văn phòng cao cấp 60 tầng, các trung tâm thương mại, villa cao cấp và chung cư với quy mô 8.500 căn hộ.
Tuy nhiên, sau khi tiến hành san lấp được khá lớn diện tích thì dự án “ngã ngựa” vì suy thoái kinh tế, phải trùm mền suốt mấy năm qua. Dự án bị bỏ hoang vu, rào chắn kín và gần như không có khả năng tái khởi động trong một thời gian dài.
Do dự án này trở thành nỗi bức xúc nhiều năm của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ năm 2014, chính quyền địa phương đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng dự án này.
Theo đó, diện tích do nhà đầu tư Deawon Catavil trước đây thực hiện được thu hẹp còn gần 182ha; khu dân cư 29ha Đa Phước giao cho một nhà đầu tư khác là Công ty Nhà Đa Phước; và phần 25ha còn lại do TP. Đà Nẵng quản lý, đang lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2016-2018 (gồm: Nhà hát lớn thành phố; cao ốc Blooming Tower; Khu công viên phần mềm số 2...).
Đối với phần đất gần 182ha, tập đoàn Novaland đã tiến hành thương lượng với Deawon về chiến lược hợp tác và nhận chuyển nhượng 100%. Theo thông cáo mà Novaland phát ra, trước đây công ty là đơn vị liên kết với chủ đầu tư để phát triển dự án The Sunrise Bay (Công ty TNHH Deawon Cantavil). Novaland đã tham gia trực tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, quản lý toàn bộ việc xây dựng, phát triển và vận hành dự án The Sunrise Bay, bao gồm nhưng không giới hạn từ khâu hoạch định đầu tư, tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để xây dựng dự án, quản lý chất lượng thi công công trình của các nhà thầu cho đến giai đoạn hoàn tất dự án.
Lý giải về nguyên nhân "rút lui" hoàn toàn khỏi dự án này, một đại diện của Novaland cho biết đây hoàn toàn là chuyện hết sức bình thường trong mọi hoạt động kinh doanh của tập đoàn, tùy vào từng thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, chính việc mất nhiều thời gian thực hiện các thủ tục pháp lý đầu tư, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh của dự án này. Do vậy, Novaland phải thay đổi chiến lược đầu tư bằng việc bán lại toàn bộ cổ phần đã nắm giữ tại dự án từ khi tham gia đến nay.