Siêu dự án thép Cà Ná: Dù công nghệ của châu Âu hay Mỹ thì cũng sản xuất tại Trung Quốc
Ông Lê Phước Vũ nói có 4 tiêu chí quan trọng phải vượt qua là: an toàn môi trường,công nghệ, thiết bị tối tân rồi mới đến chi phí đầu tư.
- 31-08-2016Ông chủ Tôn Hoa Sen: Không chỉ có dự án thép 10 tỷ USD, còn hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng khác
- 13-08-2016Bị Hoà Phát tấn công thẳng vào thị trường tôn mạ, nhưng Hoa Sen chẳng lo đối phó mà còn bỏ đi xây cao ốc
- 12-08-2016Khởi động cao ốc chọc trời 49 tầng, phật tử Lê Phước Vũ – ông chủ Tôn Hoa Sen “xin chào” giới BĐS
- 16-06-2016Ông chủ Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ đang đổ tiền vào bất động sản
Đại hội cổ đông bất thường của tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã kết thúc với tỷ lệ hơn 97% cổ phần thông qua kế hoạch đầu tư dự án Tỏ hợp nhà máy luyện thép Hoa Sen - Cà Ná. Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT HSG đã có cuộc trao đổi riêng với chúng tôi trưa 7/9 nhằm làm rõ thêm những vấn đề xung quanh siêu dự án này.
Công nghệ từ Trung Quốc?
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ cho rằng khi làm dự án này thì quá trình lựa chọn công nghệ là một bí mật và cuộc đấu trí đầy cam go đang diễn ra trong tập đoàn. "Giờ đây mọi thông tin trên mạng cho rằng chúng tôi sẽ áp dụng công nghệ từ Trung Quốc, nhưng các công đoạn chỉ mới ở bước sơ khởi, đang chờ chào giá công nghệ và thương mại từ các nhà thầu trên thế giới. Khi nào chúng tôi công bố ký kết hợp đồng mua công nghệ, thiết bị và nội dung các hợp đồng thì khi đó mới có câu trả lời rõ ràng nhất", ông Vũ cho chúng tôi biết.
Về vấn đề dự luận đang cho rằng HSG đang mời nhiều tập đoàn công nghệ của Trung Quốc tham gia vào dự án, ông Vũ cho biết tại hội nghị xúc tiến đầu tư vài tỉnh Ninh Thuận hôm 27/8 vừa qua còn có nhiều tập đoàn sản xuất thép hàng đầu thế giới tham gia (Ý, Đức, Mỹ, Nhật Bản), tham quan trực tiếp vị trí xây dựng dự án.
"Việc có doanh nghiệp Trung Quốc đến tham quan dự án cũng là chuyện hết sức bình thường. Nhưng cuối cùng là chúng tôi ký kết hợp đồng công nghệ với ai, với công ty nào mới là vấn đề lớn. Nếu giờ nói rằng sẽ chọn công nghệ Mỹ thì họ ép giá sao làm nỗi!", ông Vũ nói thêm.
Tuy nhiên, theo ông Vũ hiện nay kể cả các tổ hợp thép của Ấn Độ, Brasil, Mỹ, Mexico... đều có xưởng chế tạo nằm ở Trung Quốc. Do vậy, khi các doanh nghiệp ký kết mua công nghệ của châu Âu hay Mỹ thì cũng có xuất xứ từ Trung Quốc. Khi đầu tư dự án này, ông Vũ nói rằng có 4 tiêu chí quan trọng phải vượt qua: an toàn môi trường, công nghệ, thiết bị tối tân rồi mới đến chi phí đầu tư.
"Chúng ta đừng vội khẳng định dự án sẽ dùng công nghệ của châu Âu, Mỹ hay Trung Quốc khi chưa đấu thầu lựa chọn nhà thầu. Nhưng nếu có các công ty từ châu Âu hay Mỹ trúng thầu thì chắc chắn rằng một phần thiết bị được sản xuất tại Trung Quốc từ đúng phân xưởng chế tạo của họ đặt tại đây, theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn công nghệ của họ. Cả thế giới đều làm như thế chứ không riêng gì chúng tôi đâu", ông Vũ mạnh mẽ nói.
Ông cũng khẳng định rằng mình sẽ đủ khôn ngoan để chọn lựa làm cái gì để đạt hiệu quả cao nhất, đạt cạnh tranh tốt nhất chứ không điên đến độ làm những viêc để dư luận lên án. Hiện tại ông phải trả cho mỗi chuyên gia tư vấn thuộc tập đoàn GMC mỗi ngày hơn 1.200 USD để nghiên cứu tính khả thi của dự án.
Dùng nước biển làm mát không quá khó
Về vấn đề nhiều chuyên gia gần đây cho rằng Ninh Thuận quá thiếu nước ngọt, việc sử dụng nước biển cho nhà máy thép này là bất khả thi, ông Vũ khẳng định đâu phải bây giờ Hoa Sen mới nghĩ đến việc dùng nước biển mà ngay cả một số nhà máy khác trong nước và thế giới từ lâu đã dùng nước biển trong sản xuất công nghiệp.
Chẳng hạn, một nhà máy luyện thép tại Hàn Quốc có công suất hơn 20 triệu tấn/năm cũng đang sử dụng 100% nước biển để làm mát; nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân cũng đang sử dụng nước biển khoảng 190m3/giờ; một nhà máy thép khác của Hàn Quốc tại khu công nghiệp Dung Quất cũng sử dụng hầu hết nước biển làm mát...
"Theo tính toán của chúng tôi, công nghệ nước biển lọc làm mát không làm đội chi phí đầu tư nhiều, trừ khi lọc nước biển sử dụng sinh hoạt mới là vấn đề phức tạp hơn. Các nước trên thế giới đang sử dụng phổ biến thì tại sao chúng ta không làm được. Chúng tôi đang trong quá trình chọn lựa công nghệ nên chưa có con số dự toán chi phí cụ thể đầu tư cho công đoạn này. Khi nào đấu thầu lựa chọn nhà thầu mới có số liệu chính xác", ông Vũ quả quyết.
Cũng theo ông Vũ, trong giai đoạn nhạy cảm sau sự viêc của Formosa, khi bắt tay làm dự án này ông đang đưa HSG đi giữa tâm bão, tạo ra nhiều sự hoài nghi và phản ứng của một phần dư luận. Tuy nhiên, đây là cơ hội thị trường thì không thể nào chậm hơn được.
"Vấn đề quan trọng nhất là phải kiểm soát được môi trường, còn không thì bỏ dự án ngay", ông nói thêm.
Về vốn đầu tư cho toàn dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận trong giai đoạn 1, ông Vũ cho biết lợi nhuận giữ lại trong ba năm là đủ đối ứng. Trong đó năm 2016 ước khoảng 2,000 tỷ đồng, năm 2017 và 2018 ước cũng tương đương hoặc hơn số này. Việc trả lãi vay và vốn gốc vay trung hạn gần 9.000 tỷ đồng cho phân kỳ đầu tư I.1 vừa được đại hội cổ động thông qua không có gì là quá khó với HSG.
Ngoài việc Ngân hàng Vietinbank đã cam kết tài trợ vốn 500 triệu USD cho giai đoạn 1, đến nay còn có hơn 10 ngân hàng khác đặt vấn đề muốn tham gia tài trợ vốn cho dự án.
Trí Thức Trẻ