Siêu thành phố mọc lên từ cát nóng Trung Đông: Biến sa mạc thành thiên đường, lấp biển bán BĐS cao cấp
Tiểu vương Dubai Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum từng gói gọn tham vọng của thành phố trong một câu nói: “Chúng tôi muốn là số 1”.
- 01-08-2022Một sự lựa chọn rẻ hơn, xanh hơn cả ô tô điện: Loại xe này tự tin có thể "hạ gục các đối thủ" về mặt tiện dụng, ai cũng có thể dễ dàng mua
- 01-08-2022Từng tuyên bố không thiếu năng lượng nhờ điện hạt nhân, Pháp nay đứng trước viễn cảnh 'lạnh lẽo trong bóng tối'
- 01-08-2022"Cái bẫy" ngọt ngào ẩn sau tháng 7 rực rỡ của chứng khoán Mỹ
Trong những thập kỷ gần đây, Dubai đã chuyển mình từ một vị trí thương mại khu vực và nhà sản xuất dầu mỏ thành trung tâm du lịch và đầu tư toàn cầu.
Chiến lược nằm sau mục tiêu của tiểu vương quốc là theo đuổi những thứ siêu sang trọng, hiện đại, to lớn và táo bạo. Dubai cho biết họ muốn biến sa mạc cát thành một thành phố thông minh và bền vững nhất.
Dubai phát triển nhanh chóng ngay sau khi cùng các tiểu vương quốc khác thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào năm 1971. Vào thời điểm đó, Dubai không hề có toà nhà cao tầng nào. Ngày nay, Dubai là một đô thị hiện đại với 2,5 triệu dân từ khắp thế giới. Đường chân trời giờ đây không còn là sa mạc hoang vu mà thay vào đó là những toà nhà chọc trời và những công trình nhân tạo khổng lồ có thể nhìn thấy từ ngoài không gian.
Chiến lược thành phố đặt ra đã mang lại hiệu quả. Du lịch tăng trưởng ổn định. Một số doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã đặt trụ sở khu vực Trung Đông tại Dubai.
Cao 828m, Burj Khalifa là toà nhà chọc trời cao nhất thế giới và là biểu tượng cho tham vọng của Dubai trong việc xây dựng các siêu dự án. Toà tháp 200 tầng có thiết kế kết hợp yếu tổ kiến trúc truyền thống Hồi giáo. Burj Khalifa còn nắm giữ nhiều kỷ lục khác như nhà hàng cao nhất thế giới và có khách sạn Armani.
Nhưng Burj Khalifa cũng là "đài tưởng niệm" cho vụ vỡ nợ khiến Dubai suýt sụp đổ vào năm 2009, năm mà toà nhà được hoàn thành. Tên gọi hiện tại của toà nhà được đổi theo tên của Tiểu vương Abu Dhabi, người đã hỗ trợ hàng tỷ USD cho tiểu vương quốc láng giềng của mình.
Khách sạn Burj al Arab hình cánh buồm thể hiện tình yêu của Dubai với những công trình sang trọng. Khách sạn do tập đoàn Jumeirah thuộc sở hữu của chính phủ quản lý. Hoàn thành năm 1999, đây là một trong những địa điểm nổi tiếng và lâu đời nhất của tiểu vương quốc này. Một đêm tại khách sạn Burj al Arab có giá từ 1.600 USD chưa kể thuế phí. Với mức giá đó, khách hàng sẽ có nhân viên phục vụ cao cấp và lựa chọn nhiều tiện ích sang trọng khác.
Hệ thống tàu điện ngầm Dubai bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và bất động sản. Đây là hệ thống đường sắt tự động và không người lái dài nhất thế giới. Hệ thống này được ví như tiên dược cho tình trạng tắc nghẽn giao thông do dân số thành phố ngày càng gia tăng. Ngày nay, các đô thị khác như Riyadh, Doha và Abu Dhabi, đang lên kế hoạch cho các hệ thống di chuyển của riêng mình.
Một trong những công trình mang tên tuổi của Dubai vươn ra thế giới là dốc trượt tuyết trong nhà Ski Dubai. Du khách có thể trải nghiệm trượt tuyết quanh năm ngay giữa sa mạc nóng 43 độ C. Ski Dubai mở cửa năm 2005 và đã thu hút được rất nhiều khách du lịch. Khu nghỉ dưỡng trong nhà là một phần của trung tâm thương mại khổng lồ với các dốc tuyết và hang động băng. Du khách còn có thể ngắm tận mắt những chú chim cánh cụt.
Đảo cọ nhân tạo Palm Jumeirah đôi khi được gọi là "kỳ quan thứ 8 của thế giới". Quần đảo hình cây cọ nằm ngoài khơi bờ biển Dubai và được nối với đất liền bằng đường cao tốc và tàu điện. Nhiều khách sạn hàng đầu của Dubai, bao gồm cả khu nghỉ dưỡng Atlantis và Fairmont, cũng như các biệt thự sang trọng, đều nằm trên đảo. Đây là quần đảo duy nhất được phát triển hoàn chỉnh trong số các dự án tương tự được đề ra.
Trong những năm qua, không ít những công trình gặp khó khăn và chưa thể hoàn thiện. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với sự suy sụp của ngành bất động sản trong khu vực đã khiến một số dự án bị bỏ hoang. Tuy nhiên, Dubai vẫn thường xuyên công bố các dự án mới. Các nhà xây dựng cho biết một số công trình bị đề xuất dỡ bỏ sẽ được tiếp tục xây dựng.
Water Discus là một khách sạn dưới nước lớn nhất thế giới. Nhưng dự án này bị trì hoãn và có thể không bao giờ được xây dựng. Năm 2012, Drydocks World đã công bố kế hoạch xây dựng một khách sạn sang trọng hình đĩa bay với một phần chìm dưới nước. Dự án này không bao giờ vượt qua được giai đoạn thiết kế vì Drydocks gặp khó khăn về tài chính. Đại diện công ty Deep Ocean Technology của Ba Lan cho biết họ đang đàm phán với các đối tác Dubai để có thể khởi động dự án.
Khi được công bố vào năm 2005, Falconcity of Wonders là nơi sẽ xây dựng bản sao của các công trình nổi tiếng thế giới như Tháp Eiffel, đền Taj Mahal và Kim tự tháp Ai Cập. Hiện tại, một số biệt thự đã hoàn thành nhưng chưa có các kỳ quan thế giới. Nhà phát triển cho biết họ vẫn có ý định sẽ xây dựng các kỳ quan, đầu tiên là với Kim tự tháp.
Tương tự như đảo cọ Palm Jumeirah (bên trái), The World là một quần đảo gồm 300 hòn đảo nhân tạo có hình dạng như một bản đồ thế giới. Mặc dù công ty bất động sản địa phương Nakheel đã hoàn thành xây dựng các hòn đảo ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính của Dubai vào năm 2009, chúng hầu như vẫn còn trơ cát. Nhà phát triển Kleindienst gần đây đã hoàn thành biệt thự dưới nước đầu tiên như một phần của dự án sang trọng được gọi là Trái tim của Châu Âu trên quần đảo.
Trước khi công bố kế hoạch xây dựng trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới vào năm 2014, Dubai vốn đã là nơi quy tụ của những trung tâm mua sắm khổng lồ. Vào thời điểm đó, thị trường bất động sản của tiểu vương quốc đang phục hồi. Trung tâm mua sắm Mall of the World bao gồm các con đường được kiểm soát khí thải, một công viên giải trí trong nhà và 100 khách sạn.
Nhà phát triển Dubai Holding của Mall of the World cho biết dự án sẽ được "thay đổi kích thước". Giai đoạn đầu tiên của dự án hiện được lên kế hoạch với chi phí khoảng 8 tỷ USD. Trong hình trên, du khách tập trung quanh mô hình của Mall of the World vào tháng 9/2014 tại triển lãm Cityscape Global hàng năm. Nơi đây từng là bệ phóng cho các siêu dự án hoành tráng.
Tham khảo: WSJ