Siêu thị kích cầu - người tiêu dùng hưởng lợi
Nhiều chuỗi bán lẻ và hệ thống siêu thị tranh thủ cơ hội sức mua tăng mạnh dịp cuối năm để đưa ra nhiều chương trình siêu khuyến mại, bình ổn giá...
- 11-09-2022Bánh trung thu đến giờ 'mua 1 tặng 4'
- 10-09-20228 yếu tố có thể khiến giá dầu tăng hoặc giảm tới 20% trong những tháng tới
- 10-09-2022Iraq nhận được đề nghị tăng xuất khẩu dầu thô sang châu Á
Giảm giá 20% các mặt hàng thiết yếu , thậm chí giảm tới 45% các mặt hàng gia dụng là điều khiến cho nhiều người tiêu dùng cảm thấy dễ thở hơn mỗi lần đi siêu thị.
Chị Lê Thị Quế Anh, quận Ba Đình, Hà Nội, cho biết: "Em quan tâm tới các sản phẩm hoa quả của Việt Nam và thường hay lựa chọn những sản phẩm này vì tươi ngon mà lại còn hay được giảm giá sâu".
Nhằm kích cầu tiêu dùng với phương châm Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, tại các siêu thị lớn nhiều mặt hàng trong nước như thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình... luôn có các chính sách giá tốt nhất dành cho người tiêu dùng.
Ông Đàm Đức Anh, Giám đốc Siêu thị WinMart Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, cho biết: "Thời điểm này gắn với nhiều ngày lễ lớn như dịp 2/9 này hay Tết trung thu nên chúng tôi cũng ghi nhận sức mua của người tiêu dùng là tăng từ 5 đ- 10% so với cùng kỳ. hiện tại các cửa hàng của chúng tôi vẫn đang duy trì tỉ lệ hàng Việt là trên 90% trong đó tỉ lệ hàng nông sản Việt là trên 30%".
Theo giới chuyên gia, với sự hồi phục tốt, niềm tin của người tiêu dùng đã tăng trở lại và họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt là trong các dịp lễ, Tết sắp đến chính là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy sức mua tăng cao.
Ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ, Tổng cục Thống kê, nói: "Trong mức tăng trưởng chung 19,3% của tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 8 tháng năm 2022 có thể được đánh giá là mức tăng trưởng rất tích cực. Đặc biệt là trong 3 tháng gần đây và tăng nhiều nhất là trong tháng 8 cho thấy sự phục hồi kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ".
Theo Tổng cục Thống kê, thực nhiệm nhiệm vụ quan trọng mà chính phủ yêu cầu là từ nay đến cuối năm, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu các hàng hóa cơ bản, thiết yếu. Các địa phương cũng cần theo dõi chặt chẽ giá cả hàng hóa trên địa bàn, để có các biện pháp bình ổn giá cả, cung cầu, tập trung cho các chương trình kích cầu tiêu dùng.
VTV