Siêu trăng hươu đực lớn nhất năm 2022, vẻ đẹp "Chị Hằng" làm xiêu lòng người yêu thiên văn khắp thế giới
Siêu trăng hươu đực vừa qua là lần Mặt Trăng gần Trái Đất nhất trong năm nay.
- 14-07-2022Chỉ có trong tay vỏn vẹn 2 USD, doanh nhân tỷ đô người Việt viết huyền thoại trong giới công nghệ cao, khiến người Mỹ phải nể phục
- 13-07-2022Sống trên thuyền, làm việc 10 giờ/tuần, người phụ nữ 33 tuổi kiếm được 1,7 tỷ đồng/năm nhờ nguồn thu nhập thụ động không ngờ tới
- 12-07-2022Công ty BĐS tung chiêu "dùng nông sản đặt cọc nhà" để thu hút: Giá nông sản được trả cao gấp 5 lần, người dân mang dưa hấu, đào, tỏi đi mua nhà
Vào hôm 13/7 vừa qua, cư dân thế giới đã được chứng kiến siêu trăng lớn và sáng nhất trong năm, còn gọi là siêu trăng "buck" hay siêu trăng hươu đực, vì diễn ra vào mùa hươu đực thay lông, mọc lại gạc.
Siêu trăng lần này là thứ 2 trong năm nay, ngay sau siêu trăng dâu hồi tháng trước.
Vì cực điểm của lần trăng tròn này diễn ra chưa đầy 10 giờ sau khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó, đây sẽ là một siêu trăng. Được đặt ra bởi nhà chiêm tinh học Richard Nolle vào năm 1979, thuật ngữ "siêu trăng" dùng để chỉ trăng non hoặc trăng tròn xảy ra khi Mặt Trăng nằm trong phạm vi 90% của củng điểm (điểm gần Trái Đất nhất) trên quỹ đạo.
Vì chúng ta không thể nhìn thấy siêu trăng non (ngoại trừ khi Mặt Trăng đi qua phía trước Mặt Trời và gây ra hiện tượng nhật thực), điều thực sự thu hút là siêu trăng tròn, vì đây là những đợt trăng tròn lớn nhất và sáng nhất trong năm.
Ngoài cái tên siêu trăng hươu đực, hiện tượng lần này còn được gọi là siêu trăng sấm sét.
Siêu trăng lấp ló sau một sườn núi ở Thụy Sĩ.
Ảnh chụp ở Baghdad, Iraq.
Siêu trăng ở Hong Kong
Và Trung Quốc đại lục.
Cảnh tượng mãn nhãn tại Frankfurt, Đức khi một chiếc máy bay bay qua siêu trăng.
Phía sau mái vòm Học viện Nghệ thuật ở Dresden, Đức.
Brandenburg, Đức.
Siêu trăng tại Sân bay Quốc tế Reagan, Mỹ.
Nguồn: USA Today, Washington Post
Trí Thức Trẻ