Siêu trực thăng đắt nhất thế giới giá 27 triệu USD, được CEO và nguyên thủ quốc gia lựa chọn
Trực thăng Airbus H225 Super Puma giá 27 triệu USD là chiếc máy bay trực thăng đắt nhất thế giới.
- 04-08-2022Nghiên cứu của nhà tâm lý học ĐH Harvard chỉ ra một tư duy kiếm tiền 'độc hại' ngay cả các triệu phú cũng mắc phải: Tiền bạc không phải là thứ đem đến hạnh phúc cho bạn
- 02-08-2022Chỉ làm vài giờ/ngày nhưng kiếm hàng chục nghìn USD/tháng, đây là cách những người có thu nhập thụ động 'hái ra tiền'
- 01-08-2022Tài tử kiếm tiền nhiều nhất thế giới Johnny Depp nhiều tài năng, ngoài nghề diễn còn có nghề tay trái kiếm triệu USD
Với mức giá 27 triệu USD, chiếc trực thăng vận tải hành khách tầm xa hai động cơ Airbus H225 Super Puma là trực thăng đắt nhất thế giới. Máy bay được sản xuất bởi nhà Eurocopter, có thể chứa tối đa 24 hành khách không kể tiếp viên. Đây là sản phẩm mà các CEO giàu có, công ty dầu khí làm việc xa bờ hoặc đội tìm kiếm cứu hộ thường dùng. Bên trong máy bay rất ấm và tiện nghi đồng thời có thể tùy chỉnh không giới hạn. Trực thăng có tốc độ bay 275,5 km/h và tầm hoạt động 857 km.
Airbus H225 Super Puma là chiếc trực thăng đắt nhất thế giới ở hiện tại. Ảnh: Migfoxfour/Instagram
Airbus Helicopters đã thiết kế phiên bản trước, có tên EC225 Super Puma đặc biệt cho nhu cầu vận chuyển sang trọng và thoải mái của các nhân viên kinh doanh phải di chuyển trong nhiều giờ. Chiếc H225 về cơ bản cũng không khác gì nhiều so với người tiền nhiệm, với cánh quạt chính 5 cánh và quạt đuôi 4 cánh đặt ở mạn phải.
Buồng lái của máy bay có nhiều kính giúp tầm nhìn được rõ ràng. Hai bên thân máy bay có cửa sổ hình chữ nhật bo tròn. Hành khách được phục vụ bằng cửa trượt hai bên hông trong khi phi công vào bằng cửa riêng. Hãng có thể điều chỉnh cấu hình chỗ ngồi theo nhu cầu của người mua.
Airbus H225 Super Puma được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến và nổi tiếng với chế độ lái tự động chính xác. Ngoài độ bền đặc biệt và tốc độ hành trình nhanh, H225 có thể được tùy chỉnh với nhiều thiết bị khác nhau để hoàn thành nhiều vai trò, bao gồm tìm kiếm và cứu nạn, phục vụ doanh nhân hoặc các nhà lãnh đạo cấp cao.
Nói về việc tìm kiếm cứu nạn, nhờ việc có trình tự cất cánh kéo dài dưới 5 phút cộng với khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, kể cả đóng băng khắc nghiệt mà H225 được đánh giá cao. Máy bay cũng có tầm hoạt động xa, do có thùng nhiên liệu phụ.
Chiếc máy bay được trang bị nhiều kỹ thuật hiện đại, đặc biệt được lựa chọn bởi các CEO, nguyên thủ quốc gia. Ảnh: Rotor.spotter/Instagram |
Khi làm nhiệm vụ, các phi công có thể dành toàn bộ sự chú ý của họ cho công việc đang gấp rút nhờ hệ thống giám sát phương tiện tiên tiến (VMS) có thể cho họ số liệu theo thời gian thực về các mức năng lượng có sẵn. Trong khi di chuyển, hệ thống lái tự động 4 trục luôn giữ được độ chính xác và ổn định đáng kể. Nhờ có khả năng thích ứng tốt và nhiều điểm đặc biệt như tốc độ bay nhanh, ít ồn, ít rung và không gian cabin rộng rãi mà H225 trở thành lựa chọn hàng đầu của các nguyên thủ quốc gia.
NDH