MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Siêu ứng dụng: Hạt nhân của Kinh tế số Việt Nam

01-01-2025 - 08:00 AM | Kinh tế số

Siêu ứng dụng: Hạt nhân của Kinh tế số Việt Nam

Kinh tế số được kỳ vọng đóng góp 20% GDP năm 2025 và 30% GDP năm 2030. Các siêu ứng dụng "mở" trở thành nền tảng cho trăm nghìn doanh nghiệp và lao động Việt tham gia nền kinh tế số.

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ đã khẳng định đây là một trong những ưu tiên cao nhất trong định hướng phát triển của Việt Nam.

Trong đó, hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế số. Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện các dự án lớn như "Chuyển đổi số quốc gia" và "Mạng 5G"... thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp truyền thống và xây dựng các trung tâm dữ liệu hiện đại, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế số bứt tốc phát triển.

Chỉ trong thời gian ngắn, nền kinh tế số Việt đã thể hiện rõ nét những tác động tích cực. Thực tế, trong năm 2024, tổng giá trị hàng hóa (GMV) nền kinh tế số Việt Nam được Google, Temasek và Bain & Company ước tính lên đến 36 tỷ USD, theo báo cáo Kinh tế số khu vực Đông Nam Á (e-Conomy SEA report) 2024.

Chỉ riêng hai lĩnh vực vận tải và thực phẩm đã dự kiến đạt quy mô 4 tỷ USD, tăng 12% so với năm ngoái. Trong bức tranh ấy, BE nổi lên như một siêu ứng dụng thuần Việt tiên phong, trở thành hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam.

Siêu ứng dụng: Hạt nhân của Kinh tế số Việt Nam- Ảnh 1.

Trợ thủ đắc lực của người Việt

Năm 2024, BE, hãng xe công nghệ thuần Việt, đã có những bước tiến vượt bậc, vươn lên vị trí thứ hai trong thị phần ứng dụng gọi xe tại Việt Nam, theo báo cáo "Mức độ phổ biến của ứng dụng gọi xe máy năm 2024" của Q&Me.

Thành công này xuất phát từ chiến lược "siêu ứng dụng di chuyển đa phương thức" (MaaS Aggregator), tích hợp 5 giải pháp di chuyển trên một nền tảng: xe máy, ôtô, máy bay, tàu hỏa, và xe khách.

Siêu ứng dụng: Hạt nhân của Kinh tế số Việt Nam- Ảnh 2.

Mới nhất, BE ra mắt dịch vụ beGiúpviệc, mang đến giải pháp dọn dẹp chuyên nghiệp cho các gia đình hiện đại.

Qua đó, mọi người dân Việt Nam đều có thể tiếp cận các dịch vụ gọi xe, giao hàng, giao đồ ăn, dọn nhà… đạt chuẩn "5 sao" một cách dễ dàng thông qua một ứng dụng duy nhất.

Nền tảng phát triển bền vững cho trăm nghìn lao động và doanh nghiệp Việt

Sự tăng trưởng của BE không chỉ mang đến những trải nghiệm đa dạng và tiện lợi cho người Việt, mà còn góp phần thay đổi cuộc sống của hàng trăm nghìn đối tác, từ doanh nghiệp đến những tài xế công nghệ, chủ quán ăn, nhà hàng, và gần nhất là các chị em giúp việc nhà.

Với họ, BE đã trở thành nền tảng thân quen mang đến cơ hội việc làm linh hoạt, thường xuyên, thu nhập ổn định, cùng các chính sách quyền lợi, hỗ trợ tối ưu.

Anh Minh Hoàng (34 tuổi, TP.HCM) gia nhập BE 2 năm trước, sau thời gian cân nhắc kỹ lưỡng. Anh cho biết băn khoăn lớn nhất khi làm việc tự do là bảo hiểm và chính sách lao động, nhưng BE đã giải tỏa lo ngại nhờ quy trình thanh toán rõ ràng, bảo hiểm tai nạn và nhiều chính sách hỗ trợ. "Những điều này rất ý nghĩa với chúng tôi," anh chia sẻ.

Siêu ứng dụng: Hạt nhân của Kinh tế số Việt Nam- Ảnh 3.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2024 (World Economic Forum 2024) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nền tảng số trong việc thúc đẩy Digital inclusion (tạm dịch: thúc đẩy hòa nhập kỹ thuật số) cho các nhóm yếu thế trong xã hội.

Theo Diễn đàn, việc thúc đẩy hòa nhập kỹ thuật số không chỉ là một mệnh lệnh đạo đức mà còn là một nhu cầu kinh tế. Các doanh nghiệp và nền tảng số có cơ hội và trách nhiệm đặc biệt trong việc thu hẹp khoảng cách số bằng cách cung cấp quyền truy cập, hỗ trợ phát triển kỹ năng và tạo ra cơ hội hòa nhập cho các cộng đồng yếu thế.

Như vậy, các nền tảng như BE không chỉ giúp trăm nghìn lao động cải thiện tài chính, nâng cao chất lượng sống cho cả gia đình mà còn trang bị kiến thức và kỹ năng công nghệ số, giúp họ thích nghi và phát triển bền vững trong thị trường lao động hiện đại hơn.

Như chị Như Hoa (39 tuổi, quê Vĩnh Long) đến TP.HCM làm giúp việc cho các gia đình nhiều năm qua, nhưng phải đến khi trở thành đối tác giúp việc của BE mới được đào tạo nghiệp vụ bài bản, biết tận dụng chiếc điện thoại thông minh để thực hiện công việc và nhiều giao dịch tài chính số.

Bên cạnh đó, mảng giao đồ ăn trực tuyến với beFood đã ghi nhận tăng trưởng đơn hàng 390% sau 2 năm, giúp đối tác nhà hàng tăng doanh thu 15-20% mỗi tháng.

Hàng chục nghìn chủ nhà hàng, quán ăn tham gia beFood đã có thêm kênh bán hàng với nguồn thu đều đặn, từ đó có nền tảng để mở rộng quy mô hoạt động và thuê thêm nhân sự. Đã có hàng nghìn cơ hội việc làm mới được BE gián tiếp tạo ra như vậy.

Ở góc độ doanh nghiệp, BE đẩy mạnh chiến lược xây dựng "nền tảng mở", tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong thị trường cùng hợp tác tạo giá trị.

Hiện tại, BE đã hợp tác với hơn 100,000 đối tác từ các lĩnh vực như tiêu dùng, bán lẻ, du lịch, giải trí, nhà hàng, ngân hàng, thanh toán... Tất cả đều gắn kết chặt chẽ qua sự tích hợp công nghệ và các chiến lược marketing với BE, để cùng triển khai bán chéo và quảng bá tới tập khách hàng chung.

Dù còn nhiều thách thức, BE đã chứng minh doanh nghiệp nội địa có thể tham gia tích cực vào chiến lược kinh tế số quốc gia: Tạo ra việc làm linh hoạt, nguồn thu đều đặn cho cả thành phần lao động yếu thế cũng như nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh... Hiện, BE tiếp tục phát triển sản phẩm công nghệ cạnh tranh, đồng hành cùng doanh nghiệp và người Việt hướng tới tương lai số bền vững.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên