Singapore - Điểm nóng trên bản đồ trung tâm tài chính thế giới
Singapore sẽ “nắm ngôi vương” nếu như London mất đi vị trí trung tâm tài chính tốt nhất thế giới.
- 06-09-2016Giá phòng khách sạn đang rất rẻ, đã đến lúc "xách balo" đến Hồng Kông và Singapore!
- 08-08-2016Vợ Thủ tướng Lý Hiển Long: Từ kỹ sư đến nữ doanh nhân quyền lực bậc nhất Singapore
- 17-07-2016Trung tâm tài chính Hồng Kông và Singapore "gánh bão" từ Trung Quốc
Theo nghiên cứu vừa được công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers công bố, đảo quốc châu Á nằm ngay sau London trong bảng xếp hạng những thành phố toàn cầu có môi trường kinh doanh tài chính tốt nhất thế giới. Đứng số 3 là thành phố Toronto của Canada; tiếp theo là Paris và Amsterdam. New York tụt xuống thứ 5.
Đáng chú ý là bảng xếp hạng được đưa ra dựa trên những số liệu về kinh tế xã hội được thu thập trước khi người Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu. Hai thành phố châu Âu trong top 4 cũng đang cố gắng thu hút các doanh nghiệp nước ngoài nếu họ muốn rời khỏi London.
Công nghệ phát triển, mức thuế thấp và hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như mạng lưới giao thông thuận tiện giúp Singapore vượt lên trên New York.
Không giống như các khảo sát khác xếp hạng các trung tâm tài chính dựa trên sức cạnh tranh, chỉ số của PwC đánh giá các thành phố dựa trên cả những yếu tố về xã hội và sức khỏe của nền kinh tế. Có những chỉ tiêu như môi trường kinh doanh có dễ dàng hay không, cấu trúc dân số ra sao và công nghệ phát triển đến đâu.
Singapore hiện có ngành tài chính và bảo hiểm phát triển mạnh, đóng góp 13% sản lượng của nền kinh tế.
Khu vực tài chính là động lực chính để phát triển kinh tế.
Singapore cũng vượt trội so với đối thủ ở châu Á là Hồng Kông ở các tiêu chí môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng và y tế hay tình hình an ninh. Hồng Kông chỉ bị giảm một bậc xếp hạng, xuống thứ 9 do thiếu tài sản trí tuệ và thiếu sáng tạo.
Có rất ít thành phố có thể vượt qua Singapore về thuế. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở đây là 17%, so với mức hơn 30% ở Pháp, 35% ở Mỹ và mức trung bình 22,8% trong nhóm 35 nước OECD.
Tuy nhiên vị trí số 2 không đồng nghĩa Singapore sẽ thu hút được các công ty chuyển tới Singapore khi Anh rời EU. Singapore cũng có một số hạn chế như thời gian gần đây quy định về lao động nước ngoài bị thắt chặt và thành phố bị ô nhiễm không khí từ các đám cháy rừng ở Indonesia.
So sánh giữa năm nay và năm ngoái, hầu hết tất cả các chỉ tiêu của Singapore đều được cải thiện.
Ravi Menon, người đứng đầu NHTW Singapore, hôm 6/9 cho biết các công ty muốn hoạt động ở Hồng Kông và Singapore để tiếp cận thị trường châu Á. Do đó Brexit không ảnh hưởng đến cuộc cạnh tranh giữa Singapore và London. Ông thiên về khả năng các thành phố châu Âu sẽ hưởng lợi từ Brexit.