MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc, đâu là quốc gia "mạnh tay" đầu tư vào Việt Nam nhất kể từ đầu năm?

Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc, đâu là quốc gia "mạnh tay" đầu tư vào Việt Nam nhất kể từ đầu năm?

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 1/2022, trong số 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, quốc gia này dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 666 triệu USD, chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam mới đây, tính đến 20/01/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài vốn đầu tư đăng ký mới giảm thì cả vốn điều chỉnh và GVMCP đều tăng mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, vốn đăng ký cấp mới có 103 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 388 triệu USD, tăng 119,1% về số dự án và giảm 70,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư FDI lớn nhất, với số vốn đăng ký đạt 233 triệu USD, chiếm 60,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 111,5 triệu USD, chiếm 28,7%; các ngành còn lại đạt 43,5 triệu USD, chiếm 11,2%.

Vốn đăng ký điều chỉnh có 71 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước, với vốn đầu tư đăng ký điều chỉnh tăng thêm 1,27 tỷ USD, tăng 169% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,19 tỷ USD, chiếm 72% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 124,7 triệu USD, chiếm 7,5%; các ngành còn lại đạt 339,2 triệu USD, chiếm 20,5%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 206 lượt với tổng giá trị góp vốn 443,5 triệu USD, tăng 100,9% so cùng kỳ năm trước. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 347,4 triệu USD, chiếm 78,3% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 43,8 triệu USD, chiếm 9,9%; ngành còn lại 52,3 triệu USD, chiếm 11,8%.

Xét theo đối tác đầu tư, đã có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/ 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 666 triệu USD, chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm nhẹ 2,2% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 481 triệu USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ. 

Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 451 triệu USD , chiếm gần 21,5% tổng vốn đầu tư, giảm 27% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc),…

Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc, đâu là quốc gia mạnh tay đầu tư vào Việt Nam nhất kể từ đầu năm? - Ảnh 1.

Tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 1/2022 theo đối tác (Đơn vị: Triệu USD). Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài.

Nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhất trong tháng 01/2021 (chiếm 19,4% số dự án mới, 26,8% số lượt điều chỉnh và 35,4% số lượt GVMCP).

Tính lũy kế đến ngày 20/01/2022, hiện có 140 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký trên 77,3 tỷ USD (chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư). 

Singapore vượt qua Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai với trên 65,2 tỷ USD (chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc).

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 58,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 472 triệu USD, chiếm gần 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hành chính và dịch vụ hỗ trợ; bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 221 triệu USD và 52,5 triệu USD.

Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 29,1%, 22,3% và 15,5% tổng số dự án.

https://cafef.vn/singapore-nhat-ban-va-han-quoc-dau-la-quoc-gia-manh-tay-dau-tu-vao-viet-nam-nhat-ke-tu-dau-nam-20220129205826778.chn

Giang Anh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên