Singapore sôi sục vì vụ bê bối liên quan đến người giúp việc, Chủ tịch sân bay Changi từ chức
Ngoài chức vụ Chủ tịch Changi Airport Group, Liew cũng là cố vấn cao cấp của công ty đầu tư quốc gia Temasek.
- 19-06-2020Sau thời gian im lặng, chủ tịch Taobao bị lộ thông tin sự nghiệp lao dốc gần như mất hết tất cả vì bê bối ngoại tình
- 14-06-2020Goldman Sachs và vụ bê bối thế kỷ 1MDB ở Malaysia
- 10-06-2017Thiết kế mới của sân bay quốc tế Changi: Thác nước trong nhà cao nhất thế giới và khu rừng nhân tạo sẽ khiến bạn choáng ngợp
Chủ tịch của sân bay Changi (Singapore) – Liew Mun Leong – vừa tuyên bố từ chức trong bối cảnh cá nhân ông và cả công ty vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ công chúng sau 1 vụ kiện liên quan đến người giúp việc của gia đình.
Liew cho biết ông sẽ ngay lập tức rời khỏi Changi Airport Group và tất cả các vị trí đang đảm nhiệm ngay lập tức. "Tôi không muốn bản thân rối trí hơn nữa", ông nói.
Ngoài chức vụ Chủ tịch Changi Airport Group, Liew cũng là Chủ tịch của công ty tư vấn đô thị Surbana Jurong. Ông còn nằm trong hội đồng quản trị của Singapore Exchange Ltd và là cố vấn kinh doanh quốc tế cao cấp của quỹ đầu tư quốc gia Temasek.
Tòa tối cao Singapore từng buộc tội người giúp việc của gia đình ông Liew ăn cắp tài sản (gồm đồng hồ và quần áo) trị giá gần 25.000 USD từ gia đình. Tuy nhiên tuần trước tòa đã lật ngược phán quyết này, cho rằng gia đình nhà Liew có "động cơ sai trái" khi buộc tội người giúp việc này. Theo thẩm phán, có lý do để tin rằng nhà Liew nộp đơn lên tòa kiện người giúp việc ăn cắp đồ là để nhằm mục đích ngăn cản người giúp việc tố cáo họ lên Bộ Nhân lực Singapore.
Dựa trên lời khai của Karl Liew, con trai của ông Liew Mun Leong, người giúp việc này đã phải lau dọn cả nhà của Karl và văn phòng của ông Liew, trong khi theo hợp đồng thì công việc chỉ là dọn nhà ở của ông Liew.
Vụ bê bối đã tạo nên làn sóng chỉ trích dữ dội ở Singapore. Trên trang fanpage của sân bay Changi liên tục xuất hiện những lời bình luận đầy tức giận kêu gọi ông Liew từ chức. Vụ việc cũng làm dấy lên câu hỏi liệu có tình trạng phân biệt đối xử giữa tầng lớp doanh nhân lắm tiền nhiều của và những người lao động nhập cư vốn được trả lương rất bèo bọt.
Tham khảo Bloomberg