Sinh ra trong gia đình 2 đời làm ngân hàng, cô gái này nhất quyết nói không với cổ phiếu ngân hàng và đây là lý do
“Các ngân hàng thường trở thành công cụ chính sách của Chính phủ, với những bảng cân đối kế toán “đen tối và bí ẩn” che giấu những khoản nợ xấu”, Yu nói về các ngân hàng ở Trung Quốc.
- 13-03-2017'Cha đẻ' cuốn Quốc gia khởi nghiệp thừa nhận điều mà người Trung Quốc làm được nhưng người Do Thái không làm nổi
- 08-03-2017Kinh tế Trung Quốc giảm tốc: Vì đâu đến nỗi?
- 08-03-2017Siêu thành phố - Kỳ tích 100 năm của Trung Quốc
Baijing Yu sinh ra trong gia đình có tới 2 thế hệ làm trong ngành ngân hàng và cô cũng rất tự hào về những đóng góp của gia đình mình đối với hệ thống tài chính Trung Quốc trong suốt 70 năm qua.
Tuy nhiên, cô gái này lại thẳng thừng tuyên bố cô sẽ không bao giờ mạo hiểm rót một xu vào cổ phiếu của bất kỳ ngân hàng nào của Trung Quốc. Chia sẻ với Bloomberg, Yu – người đứng sau Comgest Growth Greater China, quỹ đầu tư có mức lợi suất 22%/năm trong suốt 3 năm trở lại đây – cho biết đà tăng của một loạt cổ phiếu ngân hàng trên TTCK Trung Quốc trong thời gian vừa qua chỉ củng cố thêm quan điểm rằng ngân hàng là một ngành không thể đầu tư.
“Các ngân hàng thường trở thành công cụ chính sách của Chính phủ, với những bảng cân đối kế toán “đen tối và bí ẩn” che giấu những khoản nợ xấu”, Yu nói.
Hiện đang điều hành quỹ trị giá 202 triệu USD cùng với David Raper và Jasmine Kang, Yu nhận định các ngân hàng Trung Quốc “không phù hợp với các tiêu chí về chất lượng mà quỹ của cô đang tìm kiếm”.
Gạt truyền thống của gia đình sang một bên là loại bỏ các cổ phiếu ngân hàng khỏi quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường Trung Quốc được cho là một quyết định rất táo bạo của cô gái 32 tuổi. Ngân hàng vẫn là ngành nhận được nhiều sự chú ý đối với các nhà đầu tư đổ tiền vào Trung Quốc, với tỷ trọng 10% tổng giá trị vốn hóa của chỉ số MSCI Greater China Index. Trong danh sách các công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường cũng xuất hiện tên tuổi của một vài ngân hàng.
Tuy nhiên, Yu cho biết cô không quan tâm đến tỷ trọng các ngành trong chỉ số cơ bản và cũng chính phương pháp tiếp cận này đã giúp quỹ của cô đánh bại 97% các quỹ tương tự. Yu cho rằng cơ hội tốt nhất nằm ở công nghệ, tiêu dùng và bảo hiểm – các ngành được hưởng lợi lớn từ xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế tiêu dùng mà Trung Quốc đang hướng tới.
Trong danh mục của quỹ Comgest, những cổ phiếu hàng đầu gồm China Life Insurance (tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc) và Net Ease (công ty làm game và thương mại điện tử).
Sinh ra ở Phúc Kiến, Yu gia nhập Comgest năm 2011, sau khi thôi việc ở Bank of America Merrill Lynch và Royal Bank of Scotland (trước đây cô sống tại New York và Hồng Kông). Cô học ngành kinh tế tại ĐH Michigan.
Truyền thống gia đình đã tạo nên niềm say mê với tài chính của Yu. Bà nội của cô làm kế toán tại một chi nhánh ngân hàng ở thị trấn Hui’An năm 1950, một năm sau khi cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Trong những năm 1980 và 1990, ông nội của Yu là Phó Chủ tịch của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc chi nhánh Phúc Kiến. Mẹ cô là người có công phát triển thẻ tín dụng ở Trung Quốc trên cương vị giám đốc của Ngân hàng Thương gia Trung Quốc. Bố Yu làm việc trong NHTW Trung Quốc và có công thành lập một trong những công ty môi giới chứng khoán quốc doanh đầu tiên của Trung Quốc thời điểm đầu những năm 1990.
“Trên bàn ăn tối, bố tôi là nhà quản lý và mẹ lại là một đại diện cho ngân hàng thương mại. Tất nhiên họ thường xuyên nói chuyện về công việc”, Yu nói.
Tuy nhiên, chính vì được tiếp xúc nhiều mà cô lại cảm thấy nên thận trọng với ngành ngân hàng khi là một nhà đầu tư chứng khoán.
Dù Trung Quốc đã đi được một chặng đường dài kể từ khi bà của Yu góp công xây dựng một hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh trong những năm 1950, phần lớn trong số các ngân hàng lớn nhất đều vẫn do nhà nước sở hữu và điều hành. 8 năm gần đây, hệ thống ngân hàng đã “làm ngập” nền kinh tế bằng nguồn vốn giá rẻ để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng đi kèm với đó là tình trạng nợ xấu tích tụ và có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng.
Yu – người có phong cách lựa chọn cổ phiếu “có chất lượng ở mức giá hợp lý” – luôn cố gắng chọn ra những công ty có đội ngũ lãnh đạo chú trọng vào lợi nhuận dài hạn cho cổ đông. Nhưng làm được điều này ở Trung Quốc là không dễ dù Yu nhận định khả năng dung hòa giữa Đông và Tây tạo cho cô lợi thế.
“Hàng ngày tôi tiếp xúc với văn hóa kinh doanh của Trung Quốc nhưng đã được đào tạo bằng lối tư duy của phương Tây. Sự kết hợp giữa hai luồng văn hóa có nhiều điểm trái ngược đưa tôi đến một tình huống khá thú vị”, Yu nói.