Sinh viên của ĐH danh giá có rất nhiều ưu điểm nhưng chỉ 1 điểm yếu chí mạng này, họ hoàn toàn mất điểm trong mắt nhà quản lý nhân sự
Việc không mấy hòa hợp, thân thiện với đồng đội là điểm trừ của nhiều sinh viên từ các trường ĐH danh giá.
Một người quản lý nhân sự phải làm việc bận rộn mỗi khi công ty cần tuyển dụng nhân viên cho vị trí nào đó. Rõ hơn ai hết, họ biết các yếu tố cần thiết mỗi khi phỏng vấn hay đọc qua hồ sơ để xác định năng lực của người ửng tuyển: kinh nghiệm, mức độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, chỉ số thông minh/cảm xúc, tính cách và đạo đức nghề nghiệp.
Nhưng khi phải đọc hàng trăm, thậm chí hàng nghìn đơn xin việc, khó có thể đảm bảo việc xem xét kỹ từng yếu tố. Do vậy, phần lớn các nhà tuyển dụng thường ưu tiên và đánh giá cao những người xuất thân từ các trường đại học có danh tiếng.
Khá dễ hiểu khi họ dùng đại học là kim chỉ nam, bởi các trường đại học tốt sẽ thu hút các sinh viên giỏi và có thể cung cấp môi trường, sự giáo dục tốt hơn. Đó cũng là lý do những người tốt nghiệp trường danh tiếng thường nhận được những đề xuất mức lương cao.
Tuy nhiên, khảo sát dưới đây sẽ đưa ra một góc nhìn mới cho nhà tuyển dụng, nhìn vào danh tiếng trường đại học liệu có phải một chiến lược tốt cho công ty?
Tại sao những sinh viên trường danh giá lại có vẻ nổi trội hơn những người khác?
Để có được chiến lược tuyển dụng đúng đắn nhất, các nhà quản lý nhân sự cần trả lời những câu hỏi trên và cân nhắc về tính phù hợp, nhu cầu của công ty. Yếu tố đại học có nên là một tiêu chuẩn đánh giá?
Nhiều khảo sát mối liên hệ giữa cấp bậc trường đại học và năng lực của sinh viên tốt nghiệp, có quy mô là 28.339 sinh viên của 294 trường đại học từ 79 quốc gia đã được thực hiện. Để khảo sát, các chuyên gia đã phải quan sát trên nhiều khía cạnh: Kết quả các dự án họ tham gia, sự nỗ lực, khả năng kết nối và phối hợp với đồng đội, khả năng lãnh đạo, tinh thần vượt khó…
Kết quả khảo sát có lẽ sẽ giảm áp lực phần nào cho mọi người. Sau khi cân nhắc các yếu tố: giới tính, độ tuổi, số năm nghiên cứu, đúng là những sinh viên tốt nghiên đại học top đầu sẽ nổi trội hơn, tuy nhiên chỉ hơn ở vài mặt mà thôi. Cụ thể, theo danh sách quy mô trên, cứ 1000 người sẽ tăng thêm 1.9% mức độ thể hiện trong công việc. Như vậy, khi làm phép so sánh giữa một trường top đầu với đại học tầm trung, sự khác biệt năng lực là rơi vào khoảng 19%.
Con số này có vẻ khá đáng kể, nhưng hãy nhớ rằng đó là từ những trường có mức xếp hạng cách xa nhau, hơn kém tận 10.000 bậc dựa theo xếp hạng của Webometrics. Do vậy, trong nhưng môi trường hẹp hơn, số liệu thực tế về mức độ thể hiện chỉ hơn kém khoảng 1%.
Khảo sát này cũng tìm ra lý do phần lớn những sinh viên từ đại học danh tiếng có năng lực hơn các trường khác.
Thứ nhất, những trường hạng cao có cơ hội chọn lọc sinh viên giỏi, do vậy chất lượng giảng dạy và tiếp thu cũng ổn hơn. Những sinh viên này vốn đã có nền tảng kiến thức tốt, do vậy có điểm số cũng ấn tượng hơn.
Thứ hai, môi trường đa dạng, chuyên nghiệp. Họ có thể mời những giảng viên, chuyên gia tốt nhất, trang thiết bị hiện đại, cảnh quan thân thiện,…từ đó tạo nên cảm giác thoải mái và tinh thần học hỏi cho sinh viên.
Nguyên nhân cuối cùng có thể ngoài dự đoán, phần lớn mọi người cho rằng đại học là môi trường có tính cạnh tranh cao.
Suy cho cùng thì đại học không chỉ là những tiết học và thảo luận, mà nó như một xã hội thu nhỏ, giao lưu với đủ loại người từ những nơi khác nhau và tính cách độc lập. Bạn có thể học hỏi và thu nhận những thói quen, tư duy mới lạ từ môi trường này.
Tuy nhiên, theo khảo sát, yếu tố này không đáng kể, mà phần lớn là nội lực bên trong mỗi người. Nếu bạn kiên định và muốn rèn luyện bản thân, bất kể trong môi trường nào cũng có thể tiến bộ.
Điểm trừ của sinh viên tốt nghiệp các trường đại học top đầu
Năng lực làm việc các sinh viên này được đánh giá cao hơn một chút so với các trường khác, tuy nhiên không vì thế mà họ trở nên hoàn hảo và vẫn có những thứ cần khắc phục. Ví dụ như, họ thường không mấy hòa hợp, thân thiện với đồng nghiệp, từ đó dẫn đến sự cãi vã, giảm khả năng phối hợp cùng đội nhóm.
Những người xuất thân từ những trường đại học danh tiếng thường nâng bản thân cao hơn một bậc với người khác, cảm thấy khả năng bản thân tốt hơn. Theo khảo sát, những người tốt nghiệp đại học danh giá thường có nhận thức tốt so với những người từ các trường khác.
Tuy nhiên họ cũng là những người dễ gây ra những cuộc tranh cãi, không mấy tham gia vào các hoạt động tập thể cũng như không thể hiện rõ tinh thần đồng đội.
Kết luận: Vậy nên chọn người nào?
Những ứng cử viên từ những trường đại học hàng top có năng lực làm việc nhỉnh hơn so với những người khác. Số tiền thuê họ về cũng cao hơn. Theo dữ liệu từ Payscale, mức lương khởi điểm của các trường trong Top 10 của Hoa Kỳ đã cao hơn 47% so với các trường trong Top 100, con số này tiếp tục gia tăng khoảng cách sau khoảng 6 năm, lên tới 108%.
Vậy có nên đầu tư một số tiền lớn thuê những nhân viên này không? Để trả lời cho câu hỏi này, những nhà tuyển dụng cần cân nhắc kỹ như cầu của công ty. Đối với một số doanh nghiệp, sự khác biệt ở cái danh trường đại học đóng vai trò khá lớn, những ở các công ty khác thì không.
Tuy nhiên phải luôn nhớ rằng, dùng tên trường đại học để tuyển dụng nhân viên là một phương pháp kém chuyên nghiệp và không thích hợp. Tuyển đúng người từ một trường đại học tầm trung còn hơn là tuyển bất cứ ai từ những trường danh giá. Hãy trả lời những câu hỏi như:
- Công việc/vị trí này có cần những nhân viên từ đại học top đầu, nơi mà 2% kết quả làm việc cũng tạo nên sự khác biệt hay không?
- Công việc/vị trí này có những yêu cầu gì, những người nào có đủ các yếu tố, phẩm chất này?
Để có được chiến lược tuyển dụng đúng đắn nhất, các nhà quản lý nhân sự cần trả lời những câu hỏi trên và cân nhắc về tính phù hợp, nhu cầu của công ty.
* Theo Harvard Business Review