MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sinh viên đăng bài vạch trần "sự thật bên trong" ĐH Thanh Hoa: Đúng như dự đoán, thực tế vô cùng đau lòng

29-12-2023 - 12:26 PM | Sống

Những sinh viên top đầu trong Thanh Hoa không hề học tập theo cách chúng ta hình dung.

Được vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, 2 ngôi trường danh tiếng nhất Trung Quốc là ước mơ của mọi thanh niên đất nước này. Vậy thực tế quá trình để được đỗ vào trường và sau đó là học tập tàn khốc đến mức nào? Việc cuộc sống của sinh viên Thanh Hoa cạnh tranh quá khốc liệt là chuyện ai cũng biết, nhưng cụ thể chi tiết ra sao thì chúng ta khó có thể hình dung được.

Một sinh viên của Đại học Thanh Hoa từng đăng một bài viết miêu tả cuộc sống của mình cùng các bạn học tại đây và không có gì ngạc nhiên khi nó nhanh chóng viral khắp mọi nơi. Câu chuyện của sinh viên này khiến vô số người chỉ có thể thở dài cảm thán.

Sinh viên đăng bài vạch trần "sự thật bên trong" ĐH Thanh Hoa: Đúng như dự đoán, thực tế vô cùng đau lòng- Ảnh 1.

Nữ sinh Thanh Hoa cho biết trong trường học bá luôn là người lười học nhất

Chúng ta ai cũng hình dung rằng sinh viên Thanh Hoa phải học ngày học đêm, học hết cả thanh xuân. Nữ sinh trong câu chuyện cũng thuộc loại người chăm chỉ để trở thành người xuất sắc. Tuy nhiên, cô cho biết rằng những sinh viên hàng đầu trong trường không hề phải học tập chăm chỉ như vậy. Bạn bè cô có nhiều người suốt ngày chỉ chơi game và xem phim, nhưng họ vẫn có thể đạt điểm rất cao, ngay cả khi không ôn luyện gì mấy.

Những trường hợp này đơn giản gọi là thiên tài bẩm sinh. Họ vốn đã có kiến thức và trí tuệ, khả năng tiếp thu hơn hẳn người bình thường. Vậy những người bình thường như chúng ta làm sao có thể vượt qua và so sánh được với những thần đồng như vậy?

Sau khi nhận ra khoảng cách giữa mình và các bạn, nữ sinh than thở rằng sự chăm chỉ quả thực rất quan trọng, nhưng khoảng cách về chỉ số IQ mới là không thể vượt qua, một số người có thể được sinh ra để học tập, làm việc tốt hơn chúng ta.

Sau khi đọc xong sự thật này, nhiều cư dân mạng cho rằng họ không muốn nỗ lực nữa, vì dù có chăm chỉ cũng dường như không thể vượt qua được những người vốn dĩ đã thông minh. Vậy cố gắng có ích gì?

Sinh viên đăng bài vạch trần "sự thật bên trong" ĐH Thanh Hoa: Đúng như dự đoán, thực tế vô cùng đau lòng- Ảnh 2.

Nếu học thế nào cũng không bằng người sinh ra đã thông minh thì có nên cố gắng nữa không?

Sau tất cả, sự thật này không có nghĩa là người bình thường không cần phải làm việc chăm chỉ nữa vì trên đời số lượng người sinh ra là thiên tài, không chăm chỉ vẫn giỏi giang là rất ít. Chúng ta không cần phải so sánh bản thân với số ít người này.

Trong xã hội, người nào chăm chỉ vẫn sẽ gặp nhiều "quả ngọt" hơn, vì vậy, việc nỗ lực không bao giờ là vô ích. Đồng thời, chúng ta cũng không cần phải so sánh mình với người khác để làm tiêu chuẩn hay áp lực. Không cần phải so sánh giữa những người chăm chỉ và thông minh để cảm thấy bất công hay nản chí, nếu chúng ta làm tốt việc của mình trong giới hạn của bản thân thì đó chính là một loại thành công.

Cuối cùng, người "bình thường" cũng không nên đặt mục đích sau cùng cho việc học của mình là phải trở thành người thành đạt, giàu có hay vinh quang. Điều ý nghĩa nhất của việc học là mang lại một cuộc sống có ý nghĩa, mở ra những chân trời mới trong mỗi người và biến chúng ta thành người có ích cho xã hội.

Nguồn: Toutiao

Theo Chi Chi

Phụ nữ số

Trở lên trên