MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sinh viên ở TP.HCM mỗi tháng tiêu hết 6 triệu: Nghe tưởng nhiều nhưng “soi” chi tiết cũng chẳng cắt giảm được khoản nào

30-07-2024 - 21:02 PM | Sống

Sinh viên ở TP.HCM mỗi tháng tiêu hết 6 triệu: Nghe tưởng nhiều nhưng “soi” chi tiết cũng chẳng cắt giảm được khoản nào

6 triệu này chỉ là chi phí sinh hoạt cơ bản, cố định hàng tháng, chưa bao gồm học phí.

Sinh viên ở TP.HCM mỗi tháng tiêu hết 6 triệu: Nghe tưởng nhiều nhưng “soi” chi tiết cũng chẳng cắt giảm được khoản nào- Ảnh 1.

Thời buổi vật giá leo thang, bản thân chưa làm ra tiền, vẫn phải nhận chu cấp từ bố mẹ nhưng không ít bạn sinh viên vẫn thẳng thắn khẳng định phải 5-6 triệu/tháng, mới đủ sống ở thành phố.

Trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là tới thời điểm tân sinh viên nhập học, câu chuyện chi tiêu của sinh viên lại một lần nữa trở thành chủ đề nhận được sự quan tâm.

Sinh viên ở TP. HCM, tiết kiệm lắm rồi mỗi tháng vẫn tiêu hết 5,5 - 6 triệu

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, một bạn sinh viên mới ra trường đã liệt kê các khoản chi cơ bản trong tháng thời còn trên giảng đường. Con số cuối cùng mà cô bạn đúc kết được là 5,5 - 6 triệu đồng/tháng.

Sinh viên ở TP.HCM mỗi tháng tiêu hết 6 triệu: Nghe tưởng nhiều nhưng “soi” chi tiết cũng chẳng cắt giảm được khoản nào- Ảnh 2.

Các khoản chi cơ bản, cố định hàng tháng mà cô bạn này chia sẻ, gồm: Tiền thuê trọ, tiền ăn, tiền đi lại

Sinh viên ở TP.HCM mỗi tháng tiêu hết 6 triệu: Nghe tưởng nhiều nhưng “soi” chi tiết cũng chẳng cắt giảm được khoản nào- Ảnh 3.

Thêm cả tiền mua dụng cụ học tập, tiền giao lưu bạn bè và tiền mua sắm những vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày

Nhìn con số tổng chi ở mức 5,5 - 6 triệu đồng, mọi người có thể cảm thấy đây là mức chi tiêu hơi cao so với một sinh viên năm nhất. Nhưng "soi" chi tiết, công tâm mà nói, cũng rất khó để cắt giảm thêm vì gần như mọi khoản chi đều không quá cao, và tất cả đều là những đầu mục bắt buộc phải chi.

Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người cho rằng cô bạn này “sống hơi sang” nên mới hết tới 6 triệu/tháng. Với những phản hồi như vậy, cô giải thích rằng đây chỉ là mức chi tiêu của riêng bản thân hồi năm nhất đại học, cô chia sẻ lại để mọi người tham khảo, chứ hoàn toàn không có ý quy chụp rằng tất cả sinh viên đều có mức chi tiêu như vậy.

Sinh viên ở TP.HCM mỗi tháng tiêu hết 6 triệu: Nghe tưởng nhiều nhưng “soi” chi tiết cũng chẳng cắt giảm được khoản nào- Ảnh 4.

Lời giải thích của cô bạn với ý kiến cho rằng còn là sinh viên mà tiêu 5-6 triệu/tháng là quá nhiều

Sinh viên ở TP.HCM mỗi tháng tiêu hết 6 triệu: Nghe tưởng nhiều nhưng “soi” chi tiết cũng chẳng cắt giảm được khoản nào- Ảnh 5.

Có người cho rằng sinh viên chi tiêu như thế là bình thường nếu có đi làm thêm, tự kiếm được chút tiền trang trải cuộc sống thay vì dựa vào chu cấp của bố mẹ 100%

Sinh viên ở TP.HCM mỗi tháng tiêu hết 6 triệu: Nghe tưởng nhiều nhưng “soi” chi tiết cũng chẳng cắt giảm được khoản nào- Ảnh 6.

Có người tiêu hết 4 triệu, có người tiêu hết 9 triệu...

Vậy mới thấy, ngân sách chi tiêu của sinh viên hàng tháng còn tùy thuộc vào nhu cầu cũng như nền tảng tài chính của mỗi người. Rất khó để tìm được mẫu số chung hay con số tối thiểu cho mức chi tiêu của sinh viên.

Sinh viên không nên chi tiêu bạt mạng, nhưng cũng không nên siết hầu bao quá chặt

“Sinh viên muốn tiết kiệm, phải làm thế nào?” - Đây có lẽ là thắc mắc chung của không ít bạn trẻ và cả những bậc phụ huynh đang nuôi con học đại học. Câu trả lời thì có lẽ tất cả chúng ta đều biết: Vừa đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống, vừa kết hợp giảm chi ở mức tối đa bằng cách hạn chế ăn ngoài, mua sắm quần áo, mỹ phẩm. Bên cạnh đó, có thể giảm chi phí thuê nhà bằng cách ở ghép và cố gắng giảm gánh nặng học phí cho bố mẹ bằng cách săn học bổng.

Là sinh viên, phải nhớ rằng nhiệm vụ chính của các bạn vẫn là học. Thế nên, đầu tư quá nhiều cho ngoại hình hay các thú vui/sở thích cá nhân, có lẽ không phải là điều nên làm.

Dẫu vậy, vẫn có những khoản chi mà sinh viên tuyệt đối không nên tiếc tiền nếu muốn đặt nền móng cho tương lai, cho sự nghiệp sau này.

1 - Tiền học thêm một ngôn ngữ mới

Ngày xưa, tiếng Anh có thể được coi là “ngôn ngữ thứ 2” nhưng bây giờ, chuyện ấy không còn đúng nữa, vì gần như bạn trẻ nào cũng có khả năng đọc hiểu, giao tiếp thành thạo tiếng Anh rồi.

Sinh viên ở TP.HCM mỗi tháng tiêu hết 6 triệu: Nghe tưởng nhiều nhưng “soi” chi tiết cũng chẳng cắt giảm được khoản nào- Ảnh 7.

Ảnh minh họa

Nếu cảm thấy bản thân chưa tự tin với kỹ năng giao tiếp, đọc hiểu tiếng Anh, bạn có thể đi học thêm hoặc học online tại nhà trên các website như Coursera, Udemy,... Việc thông thạo 4 kỹ năng Listening - Speaking - Writing - Reading không chỉ là lợi thế khi đi xin việc, apply học bổng, mà còn giúp bạn có cơ hội tiếp cận với “kho tàng” tài liệu, kiến thức trên mạng đấy.

Nếu đã tự tin với vốn Tiếng Anh của bản thân, việc học thêm một ngôn ngữ mới ngay từ khi sinh viên chắc chắn sẽ giúp bạn “gấp đôi” lợi thế khi xin việc. Đừng đợi đến lúc đi làm rồi mới đi học thêm ngoại ngữ! Lúc ấy, áp lực công việc, áp lực cơm áo gạo tiền có thể khiến bạn phân tâm, xao nhãng chuyện học hành. Vừa đi làm fulltime, vừa đi học chưa bao giờ là chuyện đơn giản.

2 - Chi phí kết bạn, giao lưu, mở rộng mối quan hệ

Thực ra cũng chỉ là một bữa ăn ngoài hoặc một chầu cà phê trị giá vài trăm ngàn. Nhiều người có thể cảm thấy… đây là khoản chi không đáng, nên cắt giảm thì hơn. Suy nghĩ ấy có thể đúng nếu ngày nào bạn cũng lê la hàng quán và nói những câu chuyện phiếm cho vui chứ chẳng có mục đích gì khác. Nhưng nếu đó là những buổi hẹn với anh chị khóa trên hay người mentor trực tiếp tại nơi bạn đang làm thêm, đừng tiếc tiền mà từ chối không đi.

Không phải tự nhiên mà người ta lại bảo “học thầy không tày học bạn”. Giao lưu kết bạn để học hỏi và mở rộng mối quan hệ cũng là một cách trau dồi kiến thức, kinh nghiệm sống, đồng thời tìm được công việc làm thêm uy tín, không lo lừa đảo. Chứ cứ ru rú trong phòng trọ quanh năm suốt tháng, chẳng giao thiệp với ai, tiết kiệm thì cũng tiết kiệm được vài trăm - 1 triệu, nhưng không đáng!

Theo Ngọc Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên