MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Six Sigma: Bí mật quy trình giúp sản phẩm Samsung đạt chất lượng hàng đầu

02-12-2016 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Dù đang là nhà sản xuất smartphone có doanh số cũng như thị phần lớn nhất thế giới, nhưng con đường của Samsung không hề bằng phẳng.

Tháng 11 năm 1993, kế hoạch gia nhập thị trường điện thoại di động toàn cầu của Samsung gặp phải một cú ngã nghiêm trọng. Chiếc di động hàng đầu của họ thời điểm đó, Samsung SH-700 có tỷ lệ lỗi quá cao, đến 11,8%. Đó là lý do cho đợt thu hồi hơn 150.000 sản phẩm này, và trước mặt hơn 2.000 nhân viên nhà máy, chủ tịch Samsung, ông Lee Kun-Hee đã cho đốt và cho máy ủi đập nát toàn bộ số sản phẩm đó.

Tỷ lệ lỗi cao như vậy của Samsung có thể gây sốc với mọi người ở hiện tại, nhưng vào thời điểm đó, đó là điều bình thường với các sản phẩm của họ. Lúc đó, Samsung có nghĩa là giá rẻ và chất lượng thấp so với các thương hiệu của Nhật Bản. Nhưng việc tiêu hủy cùng lúc 150.000 chiếc Samsung SH-700 đã thành một bước ngoặt cho việc thay đổi phương châm của họ, từ hướng đến số lượng sang hướng đến chất lượng, nhất là đáp ứng được các tiêu chuẩn toàn cầu.

Thế nhưng khẩu hiệu chung chung là không đủ, để đạt được đồng thời các mục tiêu về chất lượng, sản lượng, giá thành cạnh tranh nhưng vẫn duy trì lợi nhuận, cuối những năm 1990 đầu những năm 2000 là thời gian Samsung bắt đầu nâng cấp và thay đổi cách tiếp cận mới về quản lý chất lượng. Họ bắt đầu áp dụng quy trình Six Sigma (hay 6 Sigma) trên toàn bộ các bộ phận hoạt động của mình.

Six Sigma là gì?

Six Sigma hay 6 Sigma là khái niệm về mô hình quản lý chặt chẽ các quá trình sản xuất và hoạt động, được công ty Motorola khởi xướng và phát triển từ năm 1985. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ trở nên nổi tiếng và dần phổ biến khi được Jack Welch áp dụng triệt để vào chiến lược kinh doanh của ông tại General Electric (GE) vào năm 1995.

Thay vì chỉ phát hiện các sản phẩm thành phẩm lỗi, mục đích của 6 Sigma là cải thiện các quy trình để ngăn các khuyết tật và lỗi không xảy ra, giảm thiểu tối đa độ bất định trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh.

Bản thân ý nghĩa của 6 Sigma nằm ở việc đo lường được một quá trình có thể đi chệch khỏi sự hoàn hảo bao xa, hay có bao nhiêu lỗi sẽ phát sinh trong quá trình này. Từ việc đo lường được những lỗi đó, bạn có thể tìm ra cách làm thế nào để sửa chữa quy trình và đưa nó tới càng gần mức “không lỗi” càng tốt. Chỉ khi nào một quy trình tạo ra không hơn 3,4 lỗi trên một triệu sản phẩm hay khả năng gây lỗi, nó mới đạt được mức 6 Sigma.

Để đạt đến mức độ này, nó cần sử dụng một bộ các phương pháp quản lý chất lượng, bao gồm các phương pháp thống kê và tạo ra một nền tảng kiến thức về 6 Sigma cho những nhà quản lý trong tổ chức.

Bảng chi tiết 6 cấp độ Sigma. (Theo đánh giá của các chuyên gia chất lượng, hiện tại các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thường ở mức 3 hoặc thấp hơn).
Bảng chi tiết 6 cấp độ Sigma. (Theo đánh giá của các chuyên gia chất lượng, hiện tại các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thường ở mức 3 hoặc thấp hơn).

Six Sigma theo phong cách Samsung

Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt giữa việc triển khai của Samsung và GE. Trong khi ở GE, chỉ các nhà quản lý và các chuyên gia đặc biệt mới tham gia vào hệ thống, thì tại Samsung, Six Sigma được triển khai đến toàn bộ các cấp bậc quản lý cũng như nhân viên trên tất cả các bộ phận.

Chỉ trong vòng 3 năm sau khi triển khai, số lượng các Master Black Belts, Black Belts và Green Belts đã đạt gần 15.000 người, tương đương với gần 1/3 số nhân viên của họ. Không dừng lại ở đó, đến năm 2004, công ty còn đặt ra mục tiêu huấn luyện đào tạo về 6 Sigma cho toàn bộ lực lượng lao động của họ, với khoảng 49.000 người trong 89 văn phòng nằm tại 47 quốc gia khác nhau.

Bắt đầu từ năm 2000, việc xúc tiến 6 Sigma được bắt đầu trong sản xuất bằng cách sử dụng phương pháp DMAIC (Define: xác định yêu cầu của khách hàng, Measure: đo lường năng lực bản thân, Analyze: phân tích đánh giá nguyên nhân tác động vào quá trình, Improve: cải tiến và Control: kiểm soát).

Hệ thống này còn được mở rộng sang cả tiếp thị, bán hàng và ngay cả những bộ phận phục vụ gián tiếp như kế toán, nhân sự, cung ứng, và cuối cùng là đến toàn bộ chuỗi cung cấp.

Ông Jong-Yong Yun, người lãnh đạo sáng kiến Six Sigma của Samsung, giúp thúc đẩy sự sáng tạo, hiệu quả và chất lượng.

Kết quả

Dễ nhận thấy sự đổi thay trong các sản phẩm của Samsung sau nhiều năm áp dụng các thay đổi về quy trình quản lý của mình. Cho đến nay, Samsung đang đứng thứ 7 trong số 25 công ty hàng đầu thế giới về hiệu quả của chuỗi cung ứng, một phần quan trọng trong năng lực sản xuất của công ty.

Ngoài ra, quy trình quản lý chất lượng này cũng giúp Samsung xác định được nguyên nhân sau những sản phẩm không thành công và có thể phục hồi rất nhanh một thời gian sau đó. Ví dụ như thành công rực rỡ của Galaxy S6 đã thực sự lột xác dòng flagship của Samsung. Sau đó, tiếp nối thành công, Samsung Galaxy S7 và S7 edge vươn lên vị trí số 1 trong thị trường smartphone.

Không chỉ áp dụng siêu quy trình này cho các dòng điện thoại flagship, Samsung còn ứng dụng nó cho các sản phẩm ở dòng mid-end, ví dụ điển hình nhất là Samsung J7 Prime. Vì vậy, nếu bạn muốn tìm kiếm một sản phẩm tầm giá mid-end nhưng lại sử dụng "quy trình kiểm định chất lượng của flagship", hãy thử qua chiếc điện thoại này.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên