Sợ Covid-19, nhiều người xịt cồn vào thực phẩm: Chuyên gia nói gì về điều này?
Theo bác sĩ Yến Nhi, khả năng lây lan virus SARS-CoV-2 qua thực phẩm thấp nên không cần xịt cồn vào các túi thực phẩm. Điều quan trọng là tuân thủ khoảng cách và khử khuẩn tại nhà, BS nói.
- 06-08-2021Sai lầm khi ăn thịt vịt mà đa số người Việt đều gặp phải: 5 món "khoái khẩu" của nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu lại rất bẩn và độc!
- 05-08-2021Ăn thịt nướng có gây ung thư không? Bác sĩ BV Việt Đức chỉ ra một điều quan trọng để ăn ngon mà giảm tác hại đến sức khỏe
- 03-08-2021Trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán được nguồn gốc của ung thư: Kỷ nguyên chẩn đoán và điều trị mới sẽ bắt đầu từ đây?
Nhiều người xịt cồn vào thực phẩm vì sợ Covid-19
Thời gian gần đây, mỗi lần đi chợ mua thực phẩm hoặc được shipper gửi đồ, gia đình chị Nguyễn Kiều Hoa – Thanh Xuân Trung, Hà Nội lại vội vàng lấy cồn 17 độ xịt quanh gói đồ rồi mới mang vào nhà.
Chị Hoa cho biết bất cứ hàng hoá gì nhà chị đều cố gắng rửa cồn, sát khuẩn để tránh nguy cơ mang virus SARS-Cov-2 vào nhà.
Tuy nhiên, BS. Bùi Thị Yến Nhi - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3, cho biết theo CDC Hoa Kỳ, khả năng virus tồn tại trên bề mặt thực phẩm và bao bì thực phẩm là rất thấp. Quá trình nấu chín với nhiệt độ cao cũng góp phần bất hoạt virus, vì vậy không nên xịt cồn vào thực phẩm sau khi mua về.
Nếu sinh sống trong vùng dịch nguy cơ cao và rất cao, tốt nhất bạn nên ở nhà, tránh giao tiếp với hàng xóm, đi lại tới những vùng có người bệnh. Hoặc nếu bắt buộc phải ra ngoài để đi chợ, gặp shipper nhận hàng,… thì phải thực hiện các nguyên tắc (khoảng cách – khẩu trang – rửa tay) để hạn chế tối thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình.
Khử khuẩn tại nhà phòng Covid-19.
Theo BS Nhi, bàn tay là nơi có nhiều khả năng tiếp xúc với các bề mặt có mầm bệnh, sau đó bạn rất có thể sẽ đưa tay chạm vào mặt, mũi, miệng - đây là đường lây truyền tiềm năng của nhiều loại virus, vi khuẩn.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo rửa tay ít nhất 20 giây với xà phòng và nước sau khi nhận hàng hoặc ngay sau khi đi chợ về, trước khi ăn bất cứ thứ gì, sau khi đi vệ sinh hay khi thấy tay bẩn. Khi trở về từ bên ngoài, bạn nên thay quần áo để giặt, và có thể tắm với nước và xà phòng.
Khử trùng bề mặt
Bác sĩ Nhi cho biết việc tạo một số thói quen sinh hoạt sẽ giúp giảm lây lan mầm bệnh trong môi trường sống. Trong đó, việc khử trùng bề mặt là rất quan trọng.
Theo WHO, khoảng thời gian virus tồn tại trên các bề mặt phụ thuộc vào nhiều biến số: chất liệu bề mặt, nhiệt độ, độ ẩm,… Trung bình mầm bệnh tồn tại ở trạng thái lây nhiễm trên các bề mặt trong một vài giờ đến một vài ngày (đa phần tối đa khoảng 5 ngày). Thời gian tồn tại trên một số bề mặt: nhôm 2 - 8 giờ, găng tay 8 giờ, gỗ 4 - 5 ngày, giấy 3 - 5 ngày, kính 4 ngày, nhựa plastic và kim loại khoảng 5 ngày…
Theo CDC, làm sạch các bề mặt bị bẩn, sau đó khử trùng các bề mặt này là một biện pháp tốt nhất để phòng ngừa Covid-19 và các bệnh hô hấp khác do virus gây ra trong cộng đồng.
Người dân cần ưu tiên làm sạch và khử trùng (bằng khăn lau hoặc cồn có nồng độ ít nhất từ 60% - 70 %) các bề mặt thường xuyên chạm vào như điện thoại, máy tính bảng, màn hình cảm ứng, bàn phím, tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển từ xa, mặt bàn, mặt ghế, nút bấm cầu thang, các tay cầm của vòi nước, vòi bồn cầu,…
Ngoài ra, người dân cũng cần đảm bảo thông gió trong khi sử dụng bất kỳ chất khử trùng nào bằng cách mở cửa ra vào, cửa sổ, dùng quạt để cải thiện luồng không khí, không nên đóng kín cửa và bật máy lạnh quá lâu trong ngày, mang găng tay khi làm sạch và khử trùng.
Sau khi thao tác xong, hãy rửa tay ngay lập tức với xà phòng và nước ít nhất trong 20 giây. Nếu hút bụi trong khu vực có người bệnh hoặc người dương tính Covid-19 trong vòng 24 giờ qua, phải đeo khẩu trang khi thực hiện.
Doanh nghiệp và tiếp thị