So độ ‘khủng' của những trung tâm hành chính nghìn tỷ trên khắp Việt Nam
Những trung tâm Hành chính - Chính trị quy mô nghìn tỷ không chỉ góp phần thay đổi bộ mặt nhiều tỉnh mà còn giúp tập trung các cơ quan, sở, ngành tạo điều kiện cho người dân trong giao dịch hành chính - công.
- 11-11-2022Dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội tái khởi động
- 11-11-2022Đoàn liên ngành đi kiểm tra, loạt xe doanh nghiệp ‘rồng rắn’ bám đuôi
- 11-11-2022Hai Phó Thủ tướng đồng chủ trì cuộc họp khẩn bàn về điều hành xăng dầu
Trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 2/5/2012, các cơ quan hành chính - chính trị cấp tỉnh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển trụ sở về Trung tâm Hành chính - Chính trị tọa lạc trên đường Bạch Đằng, Phước Trung, TP. Bà Rịa. Được khởi công xây dựng từ năm 2007, đây là một trong những dự án trung tâm hành chính chính trị cấp tỉnh đầu tiên. Nằm trên khu đất rộng 20 ha, trung tâm gồm 7 cụm tòa nhà văn phòng, mỗi cụm 6 tầng được đầu tư xây dựng hiện đại với tổng chi phí hơn 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương
Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương là một khu hành chính tập trung, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa, nơi làm việc của 60 cơ quan, đoàn thể, sở ban ngành. Tòa nhà nằm tại đường Lê Lợi, thành phố Thủ Dầu Một trong khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ và đô thị của tỉnh Bình Dương. Ảnh: Phùng Tiên
Với quy mô 1.000 ha, tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương có 22 tầng ( trong đó có 2 tầng hầm), gồm 2 tháp A và B, diện tích sàn 104.000 m2, cao 104 m, có bãi đáp trực thăng. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 11/2010 và khánh thành vào tháng 2/2014 với tổng chi phí xây dựng 1.414 tỷ đồng. Ảnh: Phùng Tiên
Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng
Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng nằm trên đường Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, tập trung 24 sở ban ngành thành phố Đà Nẵng. Công trình được khởi công từ 2008 và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Tổng chi phí xây dựng là 2.321 tỷ đồng.
Tòa nhà có diện tích sàn 65.234 m2, với 34 tầng nổi và 2 tầng hầm, cao 166,8 m. Đây từng là tòa nhà cao nhất miền Trung trong giai đoạn 2014 đến 2017, hiện là tòa nhà cao thứ 5 Đà Nẵng. Với kiến trúc đặc biệt, công trình này thường được biết đến với tên gọi "tòa nhà trái bắp".
Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng
Tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng là trụ sở của các cơ quan hành chính, đảng ủy cấp tỉnh và trực thuộc của tỉnh, có tổng kinh phí xây dựng hơn 1.000 tỷ đồng. Công trình khởi công từ năm 2009, đến năm 2015 được đưa vào sử dụng. Ảnh: Trần Kha.
Tòa nhà gồm 4 khối nhà với tổng diện tích sàn 4.395 m2. Năm 2021, tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi cải tạo, nâng cấp Trung tâm hành chính thành phố Đà Lạt. Sau khi nâng cấp, Trung tâm hành chính sẽ có 9 khối nhà được xây mới và cải tạo các công trình hiện trạng với tổng kinh phí 161,51 tỷ đồng. Theo kế hoạch, thời gian thực hiện dự án cải tạo nâng cấp Trung tâm hành chính thành phố Đà Lạt sẽ thực hiện từ năm 2021 đến năm 2024. Ảnh: Trần Kha.
Trung tâm hành chính tỉnh Lai Châu
Tọa lạc tại vị trí được đánh giá là tuyệt đẹp trên một ngọn đồi cao rộng 5 ha, toà nhà Trung tâm hành chính tỉnh Lai Châu là nơi làm việc của HĐND - UBND và 36 cơ quan, sở ban ngành.Với tổng kinh phí xây dựng 554 tỷ đồng, tòa nhà gồm 6 tòa nhà, trong đó có 2 khối nhà 9 tầng và 4 khối nhà 7 tầng. Trước trung tâm là Quảng trường Nhân dân và Trung tâm Hội nghị văn hóa của tỉnh. Ảnh: Báo Lai Châu
Lai Châu cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước có trung tâm hành chính tập trung, tòa nhà được đưa vào sử dụng năm 2009 để chào mừng 100 năm thành lập tỉnh. Ảnh: dulichtaybac.vn
Trung tâm hành chính - chính trị Hải Phòng
Trong tương lai, Trung tâm Hành chính - Chính trị của Hải Phòng có thể sẽ là trung tâm hành chính đắt giá nhất với tổng mức đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng. Nó có diện tích 324 ha, thuộc các xã: Tân Dương, Dương Quan, Hoa Động, huyện Thủy Nguyên. Dự án dự kiến khởi công vào quý I/2023 và hoàn thành trước năm 2025 để quý IV/2025 đưa vào vận hành và dịch chuyển các cơ quan đầu não về nhận công tác tại Trung tâm mới Thành phố Thủy Nguyên. Ảnh: Cổng tin tức thành phố Hải Phòng.
Hải Phòng đặt mục tiêu xây dựng nơi này thành đại đô thị năng động, thịnh vượng tại khu vực phía Bắc với kết cấu giao thông, cấp thoát nước, năng lượng, chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, môi trường đồng bộ và hiện đại. Theo thiết kế, Trung tâm Hành chính - Chính trị mới của TP Hải Phòng bao gồm các hạng mục chính: Trung tâm Hành chính - Chính trị với quy mô 2 tầng hầm và 9 tầng nổi; quảng trường với hệ thống đài phun nước, tượng đài, cây xanh, thảm cỏ trên diện tích gần 19 ha; hệ thống điện trung thế 22 kv, trạm phân phối RMU cho các công trình kiến trúc và hệ thống điện chiếu sáng; tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Cổng thông tin Hải Phòng.
Nhịp sống thị trường