Sò huyết cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng có dấu hiệu này cần dứt khoát bỏ ngay vì nguy hiểm ngang "thuốc độc", có thể đe dọa tính mạng
Sò huyết chỉ thực sự lành mạnh, bổ dưỡng khi được tiêu thụ lúc tươi ngon. Khi sò huyết đã chết thì tuyệt đối không được sử dụng.
- 10-04-20225 thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày có thể đang phá hủy thắt lưng, làm cong vẹo cột sống, thậm chí ''gãy đôi'' nhưng rất nhiều người mắc phải
- 10-04-2022Một món ăn giúp thanh nhiệt, giải độc mùa hè rất tốt, lại hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả, người khỏe mạnh dùng thường xuyên cũng nhận được rất nhiều lợi ích
- 10-04-2022Một loại "khoáng chất VÀNG" cho sinh lực phái mạnh: Bổ sung đầy đủ còn giảm nguy cơ ung thư, chữa chứng hói đầu hiệu quả
Không có gì kỳ lạ khi nhiều người nói sò huyết là một "siêu thực phẩm".
Chỉ 100g sò huyết, đã chứa tới 52,27mcg vitamin B12; 3.25mcg vitamin B6... Ngoài ra, 100g sò huyết còn cung cấp hơn 40% giá trị hàng ngày về sắt, selen, đồng. Giàu dinh dưỡng như vậy nhưng 100g sò huyết chỉ có chứa 79 calo.
Sò huyết giàu dinh dưỡng nhưng ít calo.
Ngoài ra, sò huyết còn được chứng minh là thực phẩm cực kỳ tốt cho sắc đẹp của phụ nữ. Lượng kẽm dồi dào trong chúng rất tốt cho làn da và mái tóc, giúp chị em chống được lão hóa.
Trong Đông y, thịt sò huyết còn được dùng làm thuốc bởi vì chúng có vị ngọt, mặn, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, chống viêm loét dạ dày và tiêu hóa kém.
Sò huyết có dấu hiệu này cần dứt khoát bỏ ngay
Bàn về sò huyết, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Cũng giống như bao loại sò khác, sò huyết sinh trưởng trong môi trường bùn và nước do đó có nguy cơ cao chứa vi khuẩn và ký sinh trùng. Đặc biệt là khi sò huyết được nuôi ở những vùng nước bị ô nhiễm nặng. Sò huyết tuy ngon và bổ nhưng nếu không biết cách chế biến thì có thể gây hại đến sức khỏe, như gây kiết lị, giun sán, nhiễm E.coli, bệnh thương hàn...
Bác sĩ Nguyễn Đình Bình (giảng viên trường Đại học Đông Đô) cũng khuyến cáo, sò huyết chỉ thực sự lành mạnh, bổ dưỡng khi được tiêu thụ lúc tươi ngon. Khi sò huyết đã chết thì tuyệt đối không được sử dụng.
"Các bà nội trợ có thể ngửi mùi sò để biết sò còn sống hay đã chết, nếu có mùi hôi thì nhất định không nên mua về ăn. Sau khi mua sò huyết về, nên ngâm nước muối ít nhất 30 phút, vừa để sò nhả sạch bùn cát, vừa để xem những con sò nào đã chết. Khi phát hiện sò chết hoặc vỡ nát, bạn nên bỏ đi để tránh ảnh hưởng đến những con còn lại", BS Bình khuyến cáo.
Sò huyết sống có thể chứa virus và vi khuẩn, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ… Do đó, khi sò huyết đã chết thì số vi khuẩn, virus này sẽ có môi trường để sinh sản rất nhanh. Điều đó khiến cho những con sò huyết chết có mùi hôi, thối, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc... Ngay cả việc nấu nướng cũng sẽ không tiêu diệt được vi rút hay mầm bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, để chọn sò huyết tươi ngon , các bà nội trợ nên chọn những con có phần lưỡi thò ra ngoài, khi bạn chạm vào sò, chúng sẽ rụt lưỡi vào hoặc có xu hướng ngậm chặt miệng lại. Bạn cũng nên lưu ý rằng, khi sò huyết sống thường có mùi khá tanh, ngoài ra không hề có bất cứ mùi nào khác.
Thêm vào đó, giới chuyên gia cũng khuyến cáo sò huyết chỉ được ăn khi đã chín kỹ, tuyệt đối không được ăn sò huyết sống vì có thể gây ngộ độc nặng, đặc biệt rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Trước đây, tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi bị tổn thương gan, thận, nhiễm trùng huyết sau khi ăn sò huyết.
Những nhóm người nào thì không nên ăn sò huyết?
- Trẻ nhỏ: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò huyết nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.
- Phụ nữ có thai không nên ăn sò huyết vì sò huyết có chứa retinol có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Người dị ứng sò huyết, có dấu hiệu sổ mũi, ngứa mũi, hắt xì, nổi mề đay... thì không nên tiếp tục ăn vì có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ngộ độc, kích ứng.
Nhịp sống Việt