Số người Mỹ từ bỏ quốc tịch lên cao kỷ lục
Lý do là gì? Nguyên nhân xuất phát từ một loại thuế được thiết kế để ngăn những công dân muốn né thuế bằng cách chuyển ra nước ngoài sinh sống.
- 23-12-2016Đổi tiền lấy quốc tịch thứ 2 - Mốt mới của giới siêu giàu
- 19-07-2016Nhập quốc tịch Malta: Phải là siêu giàu?
Số người Mỹ quyết định từ bỏ quốc tịch đã tăng lên mức cao kỷ lục 5.411 trong năm 2016, tăng 26% so với năm 2015, theo số liệu mới nhất từ Chính phủ Mỹ.
Lý do là gì? Nguyên nhân xuất phát từ một loại thuế được thiết kế để ngăn những công dân muốn né thuế bằng cách chuyển ra nước ngoài sinh sống.
Đạo luật Tuân thủ thuế đối với tài khoản nước ngoài (FATCA) ra đời nhằm đảm bảo mọi thông tin về thu nhập của các công dân Mỹ sẽ được báo cáo về Sở thuế vụ (IRS) dù họ có sống và làm việc ở Mỹ hay không.
Từ năm 2010, trong nỗ lực giảm hiện tượng né thuế, FATCA được phê chuẩn thành luật. Nội dung cơ bản là các định chế nước ngoài nắm giữ tài sản của các công dân Mỹ sẽ phải báo cáo thông tin về những tài khoản này hoặc chịu mức thuế 30% nếu như không cung cấp thông tin. Điều này khiến một số ngân hàng nước ngoài không muốn mở tài khoản cho người Mỹ.
Kể từ khi FATCA có hiệu lực, số người Mỹ chọn từ bỏ quốc tịch đã liên tiếp chạm mốc cao kỷ lục (như được thể hiện trong biểu đồ dưới đây).
Có thể kể đến một số cái tên tiêu biểu đã từ bỏ quốc tịch Mỹ trong năm 2016. Boris Johnson, ngoại trưởng Anh là người được sinh ra ở New York. Ngoài ra còn có “điệp viên sơn ca” Josephine Baker, nam diễn viên Yul Brynner, nữ ca sĩ Maria Callas, hai doanh nhân Kenneth và Robert Dart, nhà đầu tư Mark Mobius và Eduardo Saverin, nhà đồng sáng lập Facebook.