MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Số phận" hẩm hiu của các quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới ở Trung Quốc: Bị nhầm tên với những công ty khác, nỗ lực nhiều năm vẫn không đối chọi được với quỹ có lợi nhuận hơn 500% ở địa phương

03-12-2019 - 09:13 AM | Tài chính quốc tế

Tính đến tháng 8, BlackRock Inc. và Man Group Plc., cùng 20 công ty nước ngoài khác được cấp phép hoạt động để điều hành các quỹ phòng hộ ở Trung Quốc, hoặc các quỹ đầu tư tư nhân, đã quản lý khoảng 5,8 tỷ CNY tài sản. Con số này chỉ chiếm 0,2% tổng số tài sản của quỹ phòng hộ ở Trung Quốc.

3 năm sau khi Trung Quốc mở cửa thị trường quỹ phòng hộ 2,5 nghìn tỷ CNY (355 tỷ USD) cho các nhà quản lý tài sản toàn cầu, thì ngành công nghiệp này đang nhận ra rằng rất khó khăn để có thể thu hút được các nhà đầu tư ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngay cả những quỹ lớn nhất thế giới cũng không thể tránh khỏi tình trạng này.

Tính đến tháng 8, BlackRock Inc. và Man Group Plc., cùng 20 công ty nước ngoài khác được cấp phép hoạt động để điều hành các quỹ phòng hộ ở Trung Quốc, hoặc các quỹ đầu tư tư nhân, đã quản lý khoảng 5,8 tỷ CNY tài sản, theo số liệu từ Shenzhen PaiPaiWang Investment & Management Co. Con số này chỉ chiếm 0,2% tổng số tài sản của quỹ phòng hộ ở Trung Quốc. Rõ ràng rằng, các quỹ này đang phải đối mặt với một loạt thách thức.

Thực ra, những cái tên nổi danh trên thị trường quốc tế như BlackRock lại không tạo được tiếng vang lớn trong thị trường vốn đông đúc của Trung Quốc, với gần 9.000 quỹ phòng hộ và nhiều "ngôi sao" sáng đến từ địa phương. Nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới còn hay bị nhầm lẫn với Tập đoàn Blackstone. UBS và Credit Suisse cùng đến từ Thuỵ Sĩ, nhưng ký tự viết tắt bằng tiếng Trung Quốc họ lại tương tự nhau, cũng rất dễ gây hiểu lầm.

Khó khăn trong việc nhận dạng những cái tên còn đi kèm với rào cản phân bổ. Tất cả những thách thức này cho thấy còn rất lâu nữa thì Trung Quốc mới trở thành một nguồn lợi nhuận tốt cho các nhà quản lý tài sản quốc tế. Trong khi đó, các quỹ này còn đang loay hoay tìm hướng tăng trưởng mới khi các khách hàng tại thị trường phát triển đang chuyển sang các khoản đầu tư chi phí thấp.

Số phận hẩm hiu của các quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới ở Trung Quốc: Bị nhầm tên với những công ty khác, nỗ lực nhiều năm vẫn không đối chọi được với quỹ có lợi nhuận hơn 500% ở địa phương - Ảnh 1.

Hersh Gandhi, giám đốc điều hành của Man Group tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản), nhận định: "Việc xây dựng thương hiệu ở Trung Quốc chắc chắn là điều khó nhằn đối với những công ty nước ngoài. Chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ về các chiến lược muốn thực hiện, phân khúc thị trường chúng tôi muốn tham gia và đưa ra quy mô hoạt động phù hợp."

Hiện tại, Man Group từ chối bình luận về số tài sản đang quản lý và lợi nhuận ở Trung Quốc. It, UBS và BlackRock - mỗi quỹ đang giám sát từ 100 triệu CNY đến 1 tỷ CNY tài sản, theo PaiPaiWang. Winton Group có thị phần lớn nhất trong thị trường quản lý tài sản trong nước, quản lý khoảng 2,5 tỷ CNY, sau vài năm xây dựng một mảng kinh doanh tư vấn tại Trung Quốc và được cấp phép quản lý quỹ vào năm 2018.

Ngoại trừ Winton, số tài sản còn lại do các quỹ khác quản lý là khoảng 170 triệu CNY, thấp hơn 36% so với các quỹ của địa phương, theo số liệu của Hiệp hội Quản lý Tài sản của Trung Quốc và tính toán của Bloomberg.

Ngoài ra, việc huy động vốn cũng là khó khăn chung, theo Yan Hong, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Quỹ Phòng hộ Trung Quốc tại Học viện Tài chính Nâng cao Thượng Hải. Ông nói, các nhà quản lý tài sản của nước ngoài có thể cũng không có lợi nhuận khi quản lý dưới 1 tỷ CNY tài sản, do chi phí hoạt động và chi phí bắt buộc. Tuy nhiên, những công ty toàn cầu lớn hơn với tiềm lực mạnh có thể coi những khó khăn ban đầu là vấn đề có thể kiểm soát được, và họ chờ đợi những cơ hội dài hạn hơn.

Số phận hẩm hiu của các quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới ở Trung Quốc: Bị nhầm tên với những công ty khác, nỗ lực nhiều năm vẫn không đối chọi được với quỹ có lợi nhuận hơn 500% ở địa phương - Ảnh 2.

Việc xây dựng danh tiếng ở Trung Quốc khá phức tạp vì một quy định đã được thay đổi vào năm ngoái - các quỹ quản lý tài sản phải thực hiện cách thức tốn kém hơn để thu hút các nhà đầu tư cá nhân.

Chưa dừng ở đó, các quỹ này còn phải cạnh tranh với những "ngôi sao lớn" đến từ địa phương, thường có mức lợi nhuận hấp dẫn, dễ thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc. "Nhà vô địch" trong 5 năm của Trung Quốc trong số các quỹ đầu tư chứng khoán tư nhân đó là Shanghai Panyao Asset Management, có lợi nhuận tích luỹ lên tới 515% (quỹ lớn thứ 2 đạt mức 494%). 10 quỹ trong nước có hoạt động tốt nhất đại lục có lợi nhuận trung bình là 37% trong 10 tháng đầu năm 2019.

Dù chưa có nhiều thông tin về hoạt động của các quỹ nước ngoài tại Trung Quốc, nhưng theo nguồn tin thân cận, thì lợi nhuận của BlackRock tính đến 15/11 là khoảng 10,3% kể từ khi thành lập vào tháng 5/2018. Hiện tại, công ty chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.

Dẫu vậy, các nhà quản lý tài sản lớn đang dần bước vào trạng thái ổn định và kỷ luật hơn. Do đó, các khách hàng giàu có bắt đầu tìm đến họ, đặc biệt là những người cảnh giác về sự bất thường và biến động trong hoạt động của những quỹ địa phương.

Kevin Wu - làm việc trong ngành dịch vụ tài chính của Thượng Hải, đã đầu tư 1 triệu CNY vào một sản phẩm của BlackRock hồi năm ngoái, đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình nhằm "sử dụng thử" dịch vụ của một nhà quản lý toàn cầu với mức phí tương đối thấp. Khoản đầu tư này cho đến nay đã mang về lợi nhuận khoảng 15% sau khi trừ các loại chi phí, cao hơn lợi nhuận của một số chỉ số chứng khoán trong nước. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn lợi nhuận từ cổ phần ông nắm giữ trong các công ty cổ phần như PingAn và Jiangsu Hengrui Medicine - tăng ít nhất 40 trong giai đoạn này.

Ông chia sẻ: "Tuỳ thuộc vào bạn mong đợi điều gì. Miễn là họ có thể mang về lợi nhuận 12% một năm thì tôi hoàn toàn có thể chấp nhận được." Dẫu vậy, lợi nhuận cao vẫn là một lợi thế lớn.

Tham khảo Bloomberg


Giang Ng

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên