MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

So sánh kinh tế học cổ điển và trường phái Keynes: Đâu mới là yếu tố tác động tới giá cổ phiếu?

So sánh kinh tế học cổ điển và trường phái Keynes: Đâu mới là yếu tố tác động tới giá cổ phiếu?

"Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá cổ phiếu là thiên hướng dao động tâm lý bẩm sinh của con người", nguyên Chủ tịch FED Alan Greenspan từng viết.

Theo kinh tế học cổ điển, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tương đương với tổng giá trị cổ tức sẽ được trả cho các cổ đông trong suốt những năm tồn tại của công ty đó. Theo lý thuyết này, cổ tức được trả cho các cổ đông ngay trong tháng tới sẽ có giá trị lớn hơn so với cổ tức được trả trong các tháng sau đó.

Như vậy, khi giá trị cổ tức chỉ phụ thuộc vào quy luật thị trường, giá thuyết thị trường hiệu quả chắc chắn sẽ không có chỗ cho yếu tố tâm lý của nhà đầu tư.

So sánh kinh tế học cổ điển và trường phái Keynes: Đâu mới là yếu tố tác động tới giá cổ phiếu? - Ảnh 1.

Nguyên Chủ tịch FED Alan Greenspan.

Song, những người thực sự tham gia vào thị trường chứng khoán đương nhiên sẽ thấy điều ngược lại. Ví dụ, trong một bài báo đăng trên Financial Times, nguyên Chủ tịch FED Alan Greenspan đã viết như sau:

"Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá cổ phiếu là thiên hướng dao động tâm lý bẩm sinh của con người. Họ dễ chịu ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế, và dễ dao động giữa 2 trạng thái tâm lý nhởn nhơ và sợ hãi. Theo kinh nghiệm của tôi, sự dao động tâm lý đó không đơn thuần là dấu hiệu dự đoán về các hoạt động kinh tế sẽ diễn ra trong tương lai, mà nó còn là nguyên nhân chính định hình nên hành động đó".

Vậy nếu những người tham gia thị trường có thể nhận thấy rằng niềm tin của các nhà đầu tư có thể dẫn dắt thị trường, thì sao giới học thuật lại không nhận ra được sự thật giản dị đó?

Theo ông Roger Farmer, nhà kinh tế học người Mỹ, lý do là mặc dù lý thuyết kinh tế cổ điển có thể giải thích được cách vận hành của rất nhiều yếu tố của thị trường thực tế, nó lại không quan tâm đến yếu tố tâm lý con người.

Theo kinh tế học cổ điển, nếu cổ phiếu công ty X giảm giá trị, đó là vì những nhà đầu tư suy luận được rằng lợi nhuận của công ty X sẽ giảm. Có thể do sự xuất hiện của một đối thủ mới trên thị trường. Cũng có thể do một phát minh mới ra đời khiến sản phẩm của công ty X trở nên lỗi thời.

Việc tìm ra một  mỏ dầu mới sẽ giúp giá trị của công ty tìm ra nó tăng lên. Hay như việc tìm ra một loại vaccine mới sẽ làm giàu cho công ty sản xuất chúng.

Trong gần 70 năm liền, các nhà tư vấn đã luôn khuyến khích nhà đầu tư hãy sử dụng chiến lược đầu tư dài hạn khi tham gia thị trường. Thực tế, cổ phiếu luôn luôn mang lại lợi nhuận cao hơn so với trái phiếu ở mức trung bình 5% trong tất cả các chu kỳ 10 năm, kể từ khi số liệu được ghi nhận.

So sánh kinh tế học cổ điển và trường phái Keynes: Đâu mới là yếu tố tác động tới giá cổ phiếu? - Ảnh 2.

Nhưng vào năm 2008, thị trường cổ phiếu thế giới mất tới hơn 40% giá trị, mà chẳng phải từ nguyên nhân khả dĩ nào của quy luật thị trường. Đột nhiên, "ánh hào quang" về việc đầu tư cổ phiếu sẽ mang lại nhiều lợi nhuận, được tạo dựng qua hơn 30 năm tăng trưởng của thị trường, đã sụp đổ chỉ sau một đêm.

Nhà kinh tế học Keynes thì lại cho rằng phần lớn mọi người không đầu tư cổ phiếu dài hạn. Họ mua bán cổ phiếu vì họ nghĩ sẽ có người muốn những cổ phiếu đó, tại mức giá cao hay thấp hơn trong tương lai. Tâm lý mua bán trên thị trường chứng khoán này của các nhà đầu tư tương tự như tâm lý khi mọi người đi mua bất động sản vậy.

So sánh kinh tế học cổ điển và trường phái Keynes: Đâu mới là yếu tố tác động tới giá cổ phiếu? - Ảnh 3.

Đáng chú ý, tâm lý làm giàu nhanh chóng, vốn rất phổ biến tại Hoa Kỳ cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, được khắc hoạ sinh động qua chương trình truyền hình "Flip This House". Chương trình này khuyến khích người dân Mỹ đầu tư vào thị trường nhà đất bằng cách mua một căn hộ, trang trí một chút và bán lại nhanh chóng để kiếm lời.

Người mua, kẻ bán trên thị trường bất động sản tại Hoa Kỳ đã kiếm được rất nhiều tiền đầu những năm 2000. "Nhưng cái gì lên mãi thì cũng sẽ phải có lúc đi xuống. Khi trở nên bi quan, các nhà đầu tư thường sẽ định giá các tài sản như cổ phiếu và bất động sản ở dưới mức giá trị vốn có của chúng", ông Roger nhấn mạnh.

Nếu sự bi quan này giữ nguyên, nó làm giảm sự thịnh vượng và khiến tổng cầu suy giảm. Những người vừa nghỉ hưu sẽ mua những căn nhà nhỏ hơn, đi những chiếc xe rẻ hơn và ít đi ăn ở nhà hàng hơn. Những gia đình trẻ, thay vì dùng những khoản tiền họ đang có để đi học đại học, sẽ dành tiền cho những việc khác.

Điều này sẽ tạo ra một vòng lặp nguy hiểm, khiến cho nhiều doanh nghiệp phải sa thải nhân viên, và lợi nhuận sẽ sụt giảm. Khi cổ tức, lợi nhuận và tiền đầu tư giảm xuống, quan điểm bi quan ban đầu của các nhà đầu tư sẽ trở thành sự thực.

Vậy giữa các nhà kinh tế theo trường phái cổ điển và trường phái Keynes, ai mới đúng trong việc giải thích cách thị trường chứng khoán vận hành? Ông Roger chỉ ra, 2 quan điểm này đều đúng và sẽ tồn tại một cách để kết hợp ý tưởng của cá hai nhóm các nhà kinh tế với nhau.

Trong khi trường phái cổ điển khẳng định quy luật thị trường là yếu tố điều khiển thị trường, thì trường phái của Keynes lại khăng khăng niềm tin của nhà đầu tư cũng quan trọng.

Nhìn chung, quy luật thị trường không phải là yếu tố duy nhất khiến thị trường thay đổi. Giá trị các mã cổ phiếu đơn lẻ có thể thay đổi do chịu ảnh hưởng yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư. Và không dễ để phân biệt được giá trị cổ phiếu thay đổi là do yếu tố tâm lý, hay do quy luật thị trường.

Công nghệ nano sẽ làm thay đổi giá trị của các mã cổ phiếu hiện nay trong 5 năm nữa ra sao? Sự bùng nổ của internet sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong 10 năm tới thế nào? Những ví dụ này đều có thể tác động lớn đến giá cổ phiếu và cổ tức trong tương lai, những sẽ không dễ dàng để có thể định lượng được tác động đó.

Rõ ràng, nếu sử dụng các định nghĩa truyền thống quy luật thị trường, có thể thấy lý thuyết kinh tế cổ điển chưa hề hoàn thiện. Bởi một trạng thái cân bằng cơ bản duy nhất dành cho thị trường lao động không tồn tại. Do đó, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng sẽ không tồn tại một giá trị cơ bản độc nhất.

Hà Trần

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên