"Soi" các chỉ số kinh tế đáng chú ý của TP. Hồ Chí Minh trong nửa đầu năm 2019
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP. Hồ Chí Minh nửa đầu năm 2019 ước tăng 7,61% so với cùng kỳ.
- 09-07-2019Bộ Công thương "tiễn" 11/12 dự án thua lỗ của ngành sang Siêu Uỷ ban
- 07-07-2019Việt Nam đang có cơ hội "xoay chuyển tình thế" ở ngành công nghiệp nhiều lợi nhuận này
- 07-07-2019Việt Nam sẽ "đe doạ" Thái Lan, Malaysia... trong ngành "công nghiệp không khói"?
Số liệu được Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh cho thấy GRDP của thành phố trong 6 tháng ước đạt 610.096 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tính theo giá so sánh 2010 đạt 450.768 tỷ đồng, tăng 7,61% so cùng kỳ.
Trong mức tăng trưởng chung của kinh tế thành phố, khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 6,01%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; công nghiệp và xây dựng tăng 6,07%, đóng góp 1,54% điểm phần trăm; thương mại dịch vụ tăng 7,91%, đóng góp 4,79 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,23%, đóng góp 1,24 điểm phần trăm.
Trong 6 tháng đầu năm, khu vực công nghiệp và xây dựng bị đánh giá là có mức tăng trưởng chậm. Nguyên nhân chủ yếu do ngành xây dựng giảm 1,53% vì nguồn cung sản phẩm hạn chế, số lượng dự án nhà ở mới giảm trong khi ngành công nghiệp có mức tăng khá 7,80%.
Đối với thương mại dịch vụ, mức tăng hiện nay được xem là cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Khu vực này được đánh giá là nơi có hoạt động kinh doanh sôi nổi, thu hút nhiều dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng sự cạnh tranh quyết liệt.
Số liệu cũng cho thấy 4 ngành chiếm tỷ trọng cao so với GRDP là thương nghiệp (15,6%), vận tải kho bãi (10,2%), kinh doanh bất động sản (4,8%), tài chính ngân hàng (5,7%)
Đây là 4 ngành chủ đạo chiếm 58,8% nội bộ khu vực dịch vụ, do đó cần có cơ chế tác động 4 ngành này để tạo hiệu ứng lan toả cho toàn bộ Khu vực dịch vụ phát triển mạnh hơn nữa.
Về chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), tính chung 6 tháng đầu năm 2019, chỉ số này tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngành khai thác tăng 29,2% chủ yếu do hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác tăng mạnh; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,0%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,7%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 1,1%.
Về đầu tư nước ngoài, từ đầu năm đến ngày 20/6, thành phố đã có 572 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký đạt 528,8 triệu USD. Điều chỉnh vốn đầu tư có 137 lượt dự án với số vốn tăng thêm là 285,3 triệu USD. Tổng vốn đăng ký cấp phép mới và tăng vốn đến ngày 20/6 đạt 814,1 triệu USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, trên địa bàn còn có 2.209 trường hợp nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, tổng vốn đạt 2.274,4 triệu USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ.
Về đối tác đầu tư, dẫn đầu trong số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có rót vốn vào TP. Hồ Chí Minh là British Virgin Islands với 9 dự án, vốn là 163,3 triệu USD, chiếm 30,9% trong tổng vốn. Kế đến là Hàn Quốc với 117 dự án, vốn đầu tư là 137,3 triệu USD (chiếm 26%); Nhật Bản 87 dự án, vốn đầu tư là 105 triệu USD (chiếm 19,9%)...
Bên cạnh những dự án được cấp phép mới, trong 6 tháng đầu năm, thành phố đã có 73 dự án chuyển đi tỉnh thành khác, giải thể và rút phép trước thời hạn với vốn đầu tư 77,2 triệu USD.