MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Soi" lý do sếp FPT "bêu" người Việt lười, nghèo: Chuẩn khỏi chỉnh!?

22-08-2016 - 22:17 PM | Sống

Soi phát ngôn đang “gây bão” của CEO Đỗ Cao Bảo, Phó TGĐ FPT khi nói về lý do vì sao người Việt mãi nghèo!

“Sự lười biếng, dễ hài lòng, tư duy nhỏ, áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác… là một trong những điểm yếu cản trở sự phát triển, khiến người Việt mãi nghèo”. Đây là phát ngôn đang “gây bão” của CEO Đỗ Cao Bảo, Phó TGĐ FPT khi nói về lý do vì sao người Việt mãi nghèo!

Theo Phó TGĐ Đỗ Cao Bảo, 4 yếu điểm của người Việt là: Sự lười biếng biểu hiện từ thanh niên không chịu lập nghiệp, nằm chờ người khác tạo công ăn việc làm; Không chịu vận động và sẽ chỉ làm những việc bé dẫn đến tư duy nhỏ, dễ hài lòng; Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác và nền tảng triết học yếu, không chuẩn đã cản trở sự phát triển, khiến cho người Việt mãi nghèo.

Không phải vô cớ mà lãnh đạo của doanh nghiệp lớn như FPT lại phát ngôn gây sốc như vậy.

Hãy xem các công bố về người Việt những năm gần đây:

Theo kết quả khảo sát “Thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam” do Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với tập đoàn Manpower tiến hành mới đây tại 6.000 doanh nghiệp thuộc 9 lĩnh vực kinh tế tại 9 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, các doanh nghiệp đánh giá chất lượng lao động Việt Nam nằm trong nhóm 10% thấp nhất của khu vực.

Theo TS. Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế Tp.HCM, năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản tới 135 lần.

Trước đây, vào năm 2014, Tạp chí Y khoa The Lancet (Anh Quốc) đăng tải một nghiên cứu khoa học đã công bố, trên thế giới có khoảng 1/3 số người trưởng thành mắc “bệnh” lười vận động. Trong đó, Việt Nam lọt vào nhóm những nước lười vận động nhất với chỉ khoảng 15,3% số người dân tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày.

Cũng vào năm 2014, thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra con số về năng suất lao động của người Việt Nam thuộc diện thấp nhất châu Á. Cụ thể, năng suất lao động của người Việt thua năng suất lao động tại Singapore 15 lần, thua Nhật Bản 11 lần và thua Hàn Quốc 10 lần.

Còn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, ILO cũng cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Malaysia 5 lần, và thấp hơn Thái Lan là 2,5 lần.

Mặc dù diện vẫn do những yếu tố khách quan như cơ cấu nền kinh tế, quy mô GDP của nền kinh tế, hay mức độ hiện đại hóa trong sản xuất… khiến năng suất lao động của Việt Nam lại ở mức thấp nhất châu Á. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính bởi theo một số các quốc gia có sự tương đồng về cơ cấu nền kinh tế, quy mô GDP hay mức độ hiện đại hóa gần giống với Việt Nam ở châu Á nhưng năng suất lao động của họ lại vẫn cao hơn so với năng suất lao động của Việt Nam, thậm chí năng suất lao động của Việt Nam thuộc diện thấp gần nhất ở châu lục.

Còn theo số liệu từ Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), chỉ số trung bình sản lượng trên một đơn vị lương của Việt Nam hiện đang ở mức rất thấp, thấp hơn khoảng 73% so với công nhân Trung Quốc.

Đơn cử như với 1 USD thù lao, công nhân Việt Nam chỉ làm ra được 2,4 đơn vị sản phẩm, trong khi cũng với 1 USD thù lao thì công nhân Trung Quốc đã làm ra được 7,8 đơn vị sản phẩm, tức cao hơn Việt Nam từ 3-4 lần.

Tiếp tục so sánh mức này với một số nước trong khu vực như Indonesia là 6,9, ở Philippines 5,5, ở Thái Lan 5,4, ở Malaysia 5,2, ở Singapore 8,9. Hay như các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đang gấp Việt Nam trung bình là 2 lần. Con số này chứng tỏ, công nhân Việt Nam nói chung đang rất kém hiệu năng.

Một khảo sát về nhu cầu kỹ năng mới đây do ILO thực hiện với hơn 200 doanh nghiệp trong ngành du lịch ở miền Trung Việt Nam cũng cho thấy hầu hết sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề không đáp ứng yêu cầu công việc ở đơn vị của họ.

Đây chính là nguyên nhân khiến năng suất lao động của người Việt Nam rơi vào mức thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều lãnh đạo tại các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, điểm yếu của lao động Việt Nam chính là thiếu kỹ năng mềm như cách làm việc nhóm, giao tiếp, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng tuân thủ quy trình lao động...

Theo HY (Tổng hợp)

Infonet

Trở lên trên