MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sớm 1 phút cứu cả triệu neuron thần kinh thoát chết: Khoảng thời gian được coi là “GIỜ VÀNG trong đột quỵ không hề giống như nhiều người lầm tưởng

12-11-2021 - 21:00 PM | Sống

Sớm 1 phút cứu cả triệu neuron thần kinh thoát chết: Khoảng thời gian được coi là “GIỜ VÀNG trong đột quỵ không hề giống như nhiều người lầm tưởng

Nắm được bí kíp “giờ vàng” chính là cách duy nhất để cứu mạng người thân đột quỵ giữa đêm khuya khỏi bàn tay tử thần, đồng thời giảm thiểu tối đa các di chứng nặng nề.

Trong chương trình "Những điều cần biết về GIỜ VÀNG ĐỘT QUỴ" được phát trên MXH Lotus, fanpage và website CafeF mới đây, PGS. TS. BS Hoàng Bùi Hải - Trưởng Đơn vị đột quỵ, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, BV Đại học Y Hà Nội, đã chia sẻ: "Tất cả các bệnh lý cấp cứu đều đem lại những hiệu quả tốt nhất khi đến viện sớm và được xử trí kịp thời."

Đột quỵ thể hiện rõ điều này nhất vì “mỗi phút trôi qua, khi não bị thiếu máu, hàng triệu neuron thần kinh sẽ chết đi”. Đó đều là những neuron thần kinh đã được “huấn luyện” thành thục trong suốt cuộc đời đóng vai trò rất quan trọng.

“Giờ vàng”: 3 giờ đầu tiên để cứu lấy các neuron thần kinh

Sau khi nhồi máu, có thể các neuron mới sẽ được hình thành nhưng chúng chỉ như những đứa trẻ thơ, chưa được đào tạo nên cần mất thời gian rất dài, hoặc thậm chí cả đời, cũng không huấn luyện lại được các chức năng bình thường.

Do đó, việc xử trí kịp thời cho vùng não đang bị thiếu máu là TỐI QUAN TRỌNG. Khoảng thời gian 3 giờ đầu tiên được gọi là “giờ vàng” vì lý do đó.

Bác sĩ Hải cũng lưu ý rằng, mỗi bệnh nhân khi đột quỵ cần phải sơ cứu, làm thủ tục, cần có thời gian để chụp, chẩn đoán… khi vào viện cấp cứu. Vì thế, cần tranh thủ thời gian xử trí càng sớm càng tốt. Chỉ cần đến sớm hơn một phút cũng là cứu hàng triệu neuron thần kinh.

Sớm 1 phút cứu cả triệu neuron thần kinh thoát chết: Khoảng thời gian được coi là “GIỜ VÀNG trong đột quỵ không hề giống như nhiều người lầm tưởng - Ảnh 1.

PGS. TS. BS Hoàng Bùi Hải - Trưởng Đơn vị đột quỵ, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, BV Đại học Y Hà Nội chia sẻ trong chương trình "Những điều cần biết về GIỜ VÀNG ĐỘT QUỴ".

“Loay hoay ở nhà chỉ làm chậm thời gian vàng”

Để xử trí đột quỵ, việc tái thông mạch càng sớm càng tốt phụ thuộc vào kỹ năng của những bác sĩ đã được đào tạo chuyên sâu, kết hợp với các công cụ thích hợp. Đại đa số các gia đình đều không có đủ khả năng hay điều kiện để thực hiện quá trình tái thông mạch.

Do đó, bác sĩ Hải cho rằng, “ở nhà loay hoay có thể làm chậm thời gian vàng của bệnh nhân”. Cách tốt nhất chính là gọi cấp cứu để đưa người thân tới bệnh viện một cách nhanh nhất.

Trong trường hợp địa lý xa xôi, mọi người có thể gọi tới trạm xá xã, trung tâm y tế của huyện, của thành phố hoặc cơ sở có đủ khả năng và tiêu chuẩn để can thiệp, phẫu thuật mạch não. Để có thể làm được điều này, chúng ta nên tìm hiểu trước về điều kiện y tế xung quanh khu vực sinh sống.

Khi quá rối, gọi điện tới trung tâm 115 là một phương án thích hợp. Người nhà bệnh nhân vừa có thể trao đổi tình hình, vừa được tư vấn và chỉ dẫn xử trí tình huống theo cách tốt nhất.

Sớm 1 phút cứu cả triệu neuron thần kinh thoát chết: Khoảng thời gian được coi là “GIỜ VÀNG trong đột quỵ không hề giống như nhiều người lầm tưởng - Ảnh 2.

Đưa người bị đột quỵ tới viện nhanh nhất có thể để các bác sĩ kịp thời xử trí trong thời gian vàng cứu chữa. Ảnh: SCRB

Tư thế chuẩn nhất khi đợi phương tiện cấp cứu?

Trong quá trình chờ đợi phương tiện cấp cứu đưa đến viện, người nhà có thể quan sát bệnh nhân có bị ngừng tuần hoàn hay không, chẳng hạn như mất ý thức hoàn toàn, không có động tác hít vào/thở ra… Nếu bị ngừng tuần hoàn thì cần đặt bệnh nhân nằm ngửa, thực hiện động tác ép tim. Hiện tượng ngừng tuần hoàn vô cùng đặc biệt, yêu cầu mọi người phải sơ cứu thật sớm để cứu lấy tính mạng của bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân có những dấu hiệu của đột quỵ não như là nói chuyện ú ớ, vẫn tỉnh táo, liệt nửa người, không bước đi được… thì người nhà nên để bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên. Chân dưới duỗi, chân trên co. Một tay gối lại dưới má của bệnh nhân.

Tư thế này giúp người bệnh nếu nôn thì sẽ nôn ra ngoài, tránh dịch chất nôn bị hít ngược trở lại đường thở, gây suy hô hấp, nguy hiểm tính mạng.

Bác sĩ Hải cho rằng, đây chính là biện pháp quan trọng nhất và duy nhất mà người nhà nên thực hiện. Ông nhận định, thậm chí không cần đo huyết áp vì đo thấy cao cũng không thể xử trí gì khác.

Trong khi di chuyển bằng xe cứu thương, người bệnh cũng nên được đặt nằm nghiêng, đầu đặt cao khoảng 30 - 45 độ. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu tụt huyết áp thì nên đặt nằm bằng, vẫn nghiêng đầu sang một bên.

PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải nhấn mạnh thêm, tuyệt đối không tự ý cho người bệnh đột quỵ sử dụng thuốc hạ huyết áp tại nhà, hoặc cho bất cứ thứ gì vào đường miệng của bệnh nhân khi họ không hoàn toàn tỉnh táo, tránh nguy cơ tràn vào phổi gây suy hô hấp.

Sớm 1 phút cứu cả triệu neuron thần kinh thoát chết: Khoảng thời gian được coi là “GIỜ VÀNG trong đột quỵ không hề giống như nhiều người lầm tưởng - Ảnh 3.

Thuý Phương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên