Sông băng Doomsday ở Nam Cực tan nhanh nhất trong 5.500 năm, lời cảnh báo biến đổi khí hậu đe dọa thảm họa nước biển dâng
Biến đổi khí hậu đang tác động vô cùng xấu đến tình trạng băng tan ở Nam Cực.
- 21-06-2022Tiến sĩ y khoa chỉ rõ sự khác nhau về mức độ tập trung của trẻ xem và không xem TV, ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm số khi đến trường
- 19-06-2022Kỳ lạ cây cổ thụ hơn 100 tuổi "hóa" đài phun nước suốt 20 năm: Hóa ra nguyên nhân chôn sâu dưới lòng đất
- 18-06-2022Không học bất kì trường lớp nào, cô gái trở thành nữ đại kiện tướng cờ vua mạnh nhất mọi thời đại: 5 tuổi đánh cờ không cần nhìn, hạ gục siêu đại kiện tướng Kasparov trong 25 phút
Sông băng Doomsday ở Nam Cực đang tan ở tốc độ nhanh nhất trong 5.500 năm qua, làm dấy lên lo ngại về thảm họa nước biển dâng và sự sống còn của cả thềm băng trong tương lai.
Phát hiện này xuất phát từ một nghiên cứu về trầm tích thời tiền sử được tìm thấy trên các bờ biển xung quanh Doomsday, ở khu vực thềm băng Tây Nam Cực. Tin tức ớn lạnh là việc tan băng do biến đổi khí hậu thúc đẩy đang diễn ra với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử được ghi lại.
Dylan Rood, một nhà khoa học Trái đất tại Đại học Hoàng gia London, cho biết dấu hiệu này cho thấy các thềm băng phía Tây đã nứt vỡ ở những mảng quan trọng nhất, đe dọa tạo nên thảm họa nước biển dâng trong một thế giới đang ấm dần lên. Ông cũng đang đặt nghi vấn rằng đã quá muộn để ngăn chặn quá trình này.
Là một trong những sông băng tan nhanh nhất ở Nam Cực, Thwaites có biệt danh là "Sông băng Doomsday" (Doomsday có nghĩa là "ngày tận thế"). Kể từ những năm 1980, Thwaites đã mất khoảng 595 tỷ tấn băng, góp phần làm mực nước biển toàn cầu tăng 4%.
Các sinh vật vùng cực là nạn nhân đầu tiên của hậu quả thảm khốc này.
Thwaites và người láng giềng phía bắc của nó - sông băng Pine Island, bao phủ những vùng rộng lớn; Chúng có diện tích bề mặt lần lượt khoảng 192.000km vuông (lớn gần bằng Vương quốc Anh) và 162.300km vuông.
Vì đầu hướng ra biển của các sông băng được đặt trên một lòng chảo đại dương với các dòng biển ấm chảy qua, việc này càng làm tăng tốc độ tan và có thể bị tách ra khỏi cả thềm băng khổng lồ.
Ngoài ra, sự tan chảy diễn ra từ bên dưới này làm suy yếu các sông băng và khiến chúng dễ bị nứt vỡ bề mặt, có thể lan rộng ra toàn bộ thềm băng. Nếu toàn bộ dải băng Tây Nam Cực bị vỡ rồi tan ra biển, nó sẽ nâng mực nước biển toàn cầu khoảng thêm 3,4 mét, đủ nhấn chìm nhiều thành phố và vùng đất quan trọng.
Các nhà nghiên cứu báo cáo từ thời điểm 55 thế kỷ trước cho đến trước 30 năm trở lại đây, lượng băng mất đi làm lộ ra các đường bờ biển với tốc độ khoảng 3,5mm mỗi năm. Nhưng trong 3 thập kỷ qua, tốc độ dâng của nước biển đã tăng vọt - lên đến 40mm mỗi năm - tức là hơn 11 lần.
Cộng đồng khoa học đang tiếp tục nghiên cứu xem tình trạng này có thể được đảo ngược hay không. Trong khi đó, thế giới đang trải qua một mùa hè "ác mộng" và hạn hán kỷ lục.
Nguồn: Livescience
Trí thức trẻ