MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sống ở những biệt thự giá triệu đô ở ngay trung tâm Sài Gòn vẫn khổ hơn ở nhà trọ

05-07-2016 - 08:30 AM | Bất động sản

Nhiều biệt thự có tuổi đời cả trăm năm ở TP.HCM nhưng hầu như không được sửa chữa. Giá trị hàng triệu đô nhưng có căn luôn hoang vắng, căn có người thì người ở trong cũng không lấy làm sung sướng, mỗi lần mưa gió họ không khỏi bất an.

Căn biệt thự cổ ở số 5, đường Lê Công Kiều (Q.1,TP.HCM) đã hơn nửa năm nay luôn trong tình trạng cửa đóng then cài. Dù nằm ở vị trí đất vàng của thành phố nhưng gần như đã không còn sử dụng. Nhìn bên ngoài biệt thự, đã lộ rõ sự xuống cấp theo thời gian.
Căn biệt thự cổ ở số 5, đường Lê Công Kiều (Q.1,TP.HCM) đã hơn nửa năm nay luôn trong tình trạng cửa đóng then cài. Dù nằm ở vị trí đất vàng của thành phố nhưng gần như đã không còn sử dụng. Nhìn bên ngoài biệt thự, đã lộ rõ sự xuống cấp theo thời gian.
Trên ban công cửa sổ mở toang nhưng không có người ở. Theo những người dân sống xung quanh, căn biệt thự này vốn là một trong rất nhiều nhà của Chú Hỏa, được xây dựng trong khoảng năm 1930. Nhìn những bộ rễ cây bám chặt vào mảng tường có thể thấy dấu ấn thời gian suốt gần trăm năm tồn tại.
Trên ban công cửa sổ mở toang nhưng không có người ở. Theo những người dân sống xung quanh, căn biệt thự này vốn là một trong rất nhiều nhà của Chú Hỏa, được xây dựng trong khoảng năm 1930. Nhìn những bộ rễ cây bám chặt vào mảng tường có thể thấy dấu ấn thời gian suốt gần trăm năm tồn tại.
Những mảng tường bong tróc gạch vữa, rêu phủ kín. Một người lớn tuổi cho biết, căn nhà này trước năm 1975 là của một gia đình người Hoa và họ mở hàng ăn, sau đó thì có nhiều người đến ở.
Những mảng tường bong tróc gạch vữa, rêu phủ kín. Một người lớn tuổi cho biết, căn nhà này trước năm 1975 là của một gia đình người Hoa và họ mở hàng ăn, sau đó thì có nhiều người đến ở.
Sau năm 1975, căn nhà được chia nhỏ cho nhiều hộ kinh doanh. Hiện nay, các cửa hàng buôn bán đã đóng cửa, nhiều người bán rong tranh thủ tận dụng làm nơi buôn bán thức ăn, nước uống. Trên tường, mảng vôi vữa bong tróc, với nhiều rao vặt nhếch nhác.
Sau năm 1975, căn nhà được chia nhỏ cho nhiều hộ kinh doanh. Hiện nay, các cửa hàng buôn bán đã đóng cửa, nhiều người bán rong tranh thủ tận dụng làm nơi buôn bán thức ăn, nước uống. Trên tường, mảng vôi vữa bong tróc, với nhiều rao vặt nhếch nhác.
Cầu thang kiểu cổ bằng sắt trở nên vắng vẻ.
Cầu thang kiểu cổ bằng sắt trở nên vắng vẻ.
Bên trong căn biệt thự này lại được chia nhỏ, cơi nới cho nhiều mục đích sử dụng. Từ khi đóng cửa nơi đây luôn ngổn ngang đồ đạc.
Bên trong căn biệt thự này lại được chia nhỏ, cơi nới cho nhiều mục đích sử dụng. Từ khi đóng cửa nơi đây luôn ngổn ngang đồ đạc.
Căn biệt thự mục nát thứ hai nằm ở cạnh bưu điện trung tâm Chợ Lớn, nằm ngay góc đường Nguyễn Thi và Hải Thượng Lãn Ông. Theo một số ghi chép, Chợ Lớn được hình thành từ cuối thế kỷ 17, đến cuối thế kỷ 19, các công trình xây dựng của khu vực này bắt đầu được hình thành. Căn nhà này thuộc khu phố của trung tâm người Hoa cũng được xây dựng vào khoảng thời gian này.
Căn biệt thự mục nát thứ hai nằm ở cạnh bưu điện trung tâm Chợ Lớn, nằm ngay góc đường Nguyễn Thi và Hải Thượng Lãn Ông. Theo một số ghi chép, Chợ Lớn được hình thành từ cuối thế kỷ 17, đến cuối thế kỷ 19, các công trình xây dựng của khu vực này bắt đầu được hình thành. Căn nhà này thuộc khu phố của trung tâm người Hoa cũng được xây dựng vào khoảng thời gian này.

Hiện nay còn 6 hộ sống trong căn nhà này, họ đều ở từ sau năm 1975. Theo lời một người dân đang sống tại đây, căn nhà trước đây do nhà nước quản lý, nhưng rồi được giao lại cho công ty dệt, công ty này sau đó bán lại cho công nhân. Còn trước đó, không ai rõ về gia chủ, lịch sử của ngôi nhà nay. Hiện nay, dễ dàng nhìn thấy sự xuống cấp quanh các mảng tường, ban công, trần nhà...

Hiện nay còn 6 hộ sống trong căn nhà này, họ đều ở từ sau năm 1975. Theo lời một người dân đang sống tại đây, căn nhà trước đây do nhà nước quản lý, nhưng rồi được giao lại cho công ty dệt, công ty này sau đó bán lại cho công nhân. Còn trước đó, không ai rõ về gia chủ, lịch sử của ngôi nhà nay. Hiện nay, dễ dàng nhìn thấy sự xuống cấp quanh các mảng tường, ban công, trần nhà...

Rất nhiều mảng tường trên trần nhà bị nứt vỡ, lòi cả sắt ra ngoài và bị rễ cây ăn sâu vào bên trong.
Rất nhiều mảng tường trên trần nhà bị nứt vỡ, lòi cả sắt ra ngoài và bị rễ cây ăn sâu vào bên trong.

Chị Hoa (một hộ dân) cho biết: Tường bị nứt nhiều nơi nên chúng tôi thường xuyên phải trát vữa lên để che vết nứt. Vì căn nhà đã xập xệ nên các hộ đều lo đến nối mất ăn mất ngủ nhất là vào mùa mưa.

Chị Hoa (một hộ dân) cho biết: "Tường bị nứt nhiều nơi nên chúng tôi thường xuyên phải trát vữa lên để che vết nứt. Vì căn nhà đã xập xệ nên các hộ đều lo đến nối mất ăn mất ngủ nhất là vào mùa mưa".

Bên trong một căn hộ của biệt thự với phần tường bị cháy xém, nứt nẻ, ngổn ngang dây điện, đồ đạc. Mỗi hộ được chia một căn nhà nhỏ chưa đến 20m2. Như chỗ tôi ở trước kia là góc bếp nên mới cháy xem như vậy. Chúng tôi ở đây từ sau năm 1975, do ở ngay mặt tiền, tiện buôn bán nên sống bất tiện cũng phải ráng chịu,chị Hoa nói
Bên trong một căn hộ của biệt thự với phần tường bị cháy xém, nứt nẻ, ngổn ngang dây điện, đồ đạc. "Mỗi hộ được chia một căn nhà nhỏ chưa đến 20m2. Như chỗ tôi ở trước kia là góc bếp nên mới cháy xem như vậy. Chúng tôi ở đây từ sau năm 1975, do ở ngay mặt tiền, tiện buôn bán nên sống bất tiện cũng phải ráng chịu",chị Hoa nói
Phòng ốc, nhà vệ sinh của các căn hộ xuống cấp nghiêm trọng, nhiều tấm vách của các gian phòng bị tách rời, nghiêng ngả.
Phòng ốc, nhà vệ sinh của các căn hộ xuống cấp nghiêm trọng, nhiều tấm vách của các gian phòng bị tách rời, nghiêng ngả.
Một căn biệt thự khác ở ngay góc đường An Dương Vương cũng xây dựng từ thời Pháp và chưa được tu sửa. Hiện nay, nhà này là nơi ở của ít nhất 20 người là nhân viên của trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Một căn biệt thự khác ở ngay góc đường An Dương Vương cũng xây dựng từ thời Pháp và chưa được tu sửa. Hiện nay, nhà này là nơi ở của ít nhất 20 người là nhân viên của trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Phần mái ngói của biệt thự nhiều chỗ hư hỏng, ngói vỡ vụn, trống toác. Phần trần nhà cũng nứt nẻ, ẩm mốc, phủ rêu phong...
Phần mái ngói của biệt thự nhiều chỗ hư hỏng, ngói vỡ vụn, trống toác. Phần trần nhà cũng nứt nẻ, ẩm mốc, phủ rêu phong...

Bên trong căn nhà được cơi nới thành nhiều phòng nhỏ bằng tấm ván để cho sinh viên thuê. Vì nơi này gần trường học nên sinh viên chấp nhận cảnh sống khá tù túng, nhếch nhác ở đây.

Bên trong căn nhà được cơi nới thành nhiều phòng nhỏ bằng tấm ván để cho sinh viên thuê. Vì nơi này gần trường học nên sinh viên chấp nhận cảnh sống khá tù túng, nhếch nhác ở đây.

Nằm trong khuôn viên có diện tích hơn 2.800 m2 với 3 mặt tiền quay ra ba tuyến đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu (quận 3, TP HCM) căn biệt thự cổ mang tên Phương Nam như lọt thỏm giữa các toà nhà cao tầng xung quanh. Ngôi nhà cổ hai tầng có tuổi đời hơn 100 năm này được xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp vẫn còn khá nguyên vẹn, nhưng hơn năm nay vẫn rất ít có người vãng lai.
Nằm trong khuôn viên có diện tích hơn 2.800 m2 với 3 mặt tiền quay ra ba tuyến đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu (quận 3, TP HCM) căn biệt thự cổ mang tên Phương Nam như lọt thỏm giữa các toà nhà cao tầng xung quanh. Ngôi nhà cổ hai tầng có tuổi đời hơn 100 năm này được xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp vẫn còn khá nguyên vẹn, nhưng hơn năm nay vẫn rất ít có người vãng lai.
Chủ nhân cũ đứng tên căn nhà là cụ bà Đặng Kim Chi (SN 1938) và cụ Nguyễn Kim Sa Dang (SN 1934). Chủ nhân mới của căn biệt thự là Công ty cổ phần Minerva có trụ sở tại TP HCM. Đầu năm 2013, căn biệt thự được rao bán với giá 47 triệu USD (gần 1.000 tỷ đồng), sau đó giảm còn 35 triệu USD (khoảng 753 tỷ đồng).
Chủ nhân cũ đứng tên căn nhà là cụ bà Đặng Kim Chi (SN 1938) và cụ Nguyễn Kim Sa Dang (SN 1934). Chủ nhân mới của căn biệt thự là Công ty cổ phần Minerva có trụ sở tại TP HCM. Đầu năm 2013, căn biệt thự được rao bán với giá 47 triệu USD (gần 1.000 tỷ đồng), sau đó giảm còn 35 triệu USD (khoảng 753 tỷ đồng).
Căn biệt thự này vừa được chuyển nhượng với giá gần 700 tỷ đồng gây xôn xao giới buôn địa ốc và người dân thành phố. Hiện những người sống trong căn nhà đã di dời, chủ nhân mới cho khoá các cửa xung quanh, trồng cây rào xung quanh, có nhân viên bảo vệ giữ phía trong và nhiều camera an ninh được lắp đặt
Căn biệt thự này vừa được chuyển nhượng với giá gần 700 tỷ đồng gây xôn xao giới buôn địa ốc và người dân thành phố. Hiện những người sống trong căn nhà đã di dời, chủ nhân mới cho khoá các cửa xung quanh, trồng cây rào xung quanh, có nhân viên bảo vệ giữ phía trong và nhiều camera an ninh được lắp đặt
Trước đó, dư luận khá xôn xao khi căn biệt thự cổ kiểu Pháp hơn trăm tuổi đã bị tháo dỡ một cách bất ngờ. Theo chủ nhà, trước tình trạng ngôi nhà xuống cấp, hư hỏng, mục rệu có nguy cơ đổ sập gây nguy hiểm trước mùa mưa nên tự sửa chữa bằng cách đập ra với ý định sẽ xây mới lại. Việc tháo dỡ thực hiện được vài ngày thì chính quyền địa phương xuống xem xét nên công trình đã ngừng thi công vào 26/6 vừa qua.
Trước đó, dư luận khá xôn xao khi căn biệt thự cổ kiểu Pháp hơn trăm tuổi đã bị tháo dỡ một cách bất ngờ. Theo chủ nhà, trước tình trạng ngôi nhà xuống cấp, hư hỏng, mục rệu có nguy cơ đổ sập gây nguy hiểm trước mùa mưa nên tự sửa chữa bằng cách đập ra với ý định sẽ xây mới lại. Việc tháo dỡ thực hiện được vài ngày thì chính quyền địa phương xuống xem xét nên công trình đã ngừng thi công vào 26/6 vừa qua.

Theo Hương Thu

Afamily/Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên