MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sống sót trên TTCK: "Ăn non" cũng được, còn tiền là còn sống, hết tiền là hết cơ hội

Sau phiên giao dịch nghẹt thở với “quả dưa bở” ETF ngày hôm qua, nhiều người đã phải ngậm ngùi thốt lên rằng: "Kẻ sống sót cuối cùng trên thị trường chứng khoán là những kẻ ăn non”.

Một trong những “sai lầm” khi đầu tư chứng khoán thường được các chuyên gia hay các nhà đầu tư kinh nghiệm nêu lên, là “ăn non”. Mặc dù đã chọn đúng cổ phiếu tăng trưởng, nhưng run tay vội vã bán ngay khi cổ phiếu mới lên được một đoạn. Sau đó, vì tiếc nuối khi cổ phiếu cứ tiếp tục đi lên, bèn mua lại. Khi đó, có thể may mắn ăn non lần nữa, hoặc không sẽ trở thành người kẹt ở đỉnh.

Thế nhưng, sau phiên giao dịch nghẹt thở với “quả dưa bở” ETF ngày hôm qua, nhiều người đã phải ngậm ngùi thốt lên rằng: "Kẻ sống sót cuối cùng trên thị trường chứng khoán là những kẻ ăn non”.

Trên diễn đàn chứng khoán, các nhà đầu tư rút ra rằng, người sống sót là những người thường không bao giờ bắt đáy và cũng chẳng bao giờ căn ke bảng giá để cố gắng bán được giá đỉnh. Họ rất bền bỉ, bình thản kiếm từng chút, từng chút một trên thị trường chứng khoán. Họ hạn chế cờ bạc, không chơi “hàng lởm, hàng móc cống”. Nhưng nếu chơi phải có nguyên tắc riêng của nó: Với loại cổ phiếu này, ăn non là chiến lược đúng.

Nói đi rồi nói lại, qua nhiều trận chiến, bài học mà NĐT cần nắm chắc để sống sót qua các cơn bão chứng khoán là bảo vệ nguồn vốn và tuân thủ luật chơi. “Còn tiền là còn sống. Hết tiền là hết cơ hội”. Câu nói này không bao giờ sai.

Trước đây, trong một buổi hội thảo do CTCK VNDirect tổ chức, ông Ngô Thế Hiếu – Giám đốc kinh doanh của VNDirect đã nhấn mạnh, “thị trường luôn đúng” và chúng ta phải chấp nhận là những người chạy theo thị trường. Vì thế, để đầu tư hiệu quả, NĐT phải có sự chuẩn bị.

Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu và phân bổ tỷ trọng đầu tư. Theo đó, NĐT cần thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch thời gian, lập kế hoạch vốn, kế hoạch quản trị rủi ro và phân bổ tỷ trọng đầu tư. Nguyên tắc là giữ vững nguyên tắc, giữ được tiền rồi mới kiếm tiền.

Thứ hai, xác định các yếu tố dẫn dắt thị trường.

Thứ ba, tìm hiểu nguyên nhân. Theo ông Hiếu, một cổ phiếu lên hay xuống luôn có nguyên nhân. Có thể do yếu tố đầu cơ, có thể do yếu tố chính trị hoặc vấn đề thuộc về bản thân doanh nghiệp. Khi biết được lý do, sẽ rút ra kinh nghiệm. Ngoại trừ những nguyên nhân quá rõ ràng, còn lại sự lên xuống của cổ phiếu phụ thuộc vào tính chất đầu cơ, xu hướng thị trường hoặc bị dẫn dắt bởi một nhóm lợi ích.

Ông Hiếu kể lại, nhiều khách hàng của ông không hiểu rõ về nhiều cổ phiếu, chỉ chơi 1 cổ phiếu và nắm rất chắc việc nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào, trong thời điểm nào. Dù không có kiến thức phân tích kỹ thuật nhưng việc bám sát và kinh nghiệm đã tạo cho họ một sự cảm nhận khá chính xác.

Thứ tư, xác định các mức độ tâm lý. Hậu quả khi không xác định rõ các mức độ tâm lý là không kiểm soát được tâm lý trước các biến động bất ngờ của thị trường, khó đúc rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại, khó đi sâu và tìm hiểu nguyên nhân, không tự tin với các quyết định mang tính thời điểm, bị phụ thuộc.

Thứ năm, xây dựng thái độ tích cực. Xây dựng thái độ tích cực tích là tự tạo niềm tin cho bản thân khi tâm lý bị lung lay, xác định rõ rủi ro tối đa có hể chấp nhận, xây dựng kế hoạch khắc phục rủi ro ngay khi chưa xảy ra, xác định sẵn tâm lý bình tĩnh khi thị trường hoặc môi trường tỏ ra quá đà. Chính vì thế, khi thị trường có vấn đề hoặc bị ảnh hưởng bởi thông tin xung quanh thì NĐT phải chuẩn bị tâm lý để không bị xoáy theo vòng xoáy đám đông.

Cụ thể hơn, chỉ số chung thường bị ảnh hưởng bởi các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi các cổ phiếu này được tập trung giao dịch. Có thể có sự tác động “bẻ chỉ số” gây hiểu lầm cho NĐT. Chúng ta hay gặp các trường hợp được gọi là “đỏ vỏ xanh lòng” hay “xanh vỏ đỏ lòng”.

Thị trường cũng thường bị ảnh hưởng bởi các nhóm ngành, đó là khi thị trường được một nhóm ngành dẫn đắt dophản ánh từ hoạt động kinh doanh, yếu tố hỗ trợ.

Ngoài ra, các cổ phiếu có tính thanh khoản và đầu cơ cao thường ảnh hưởng đến thị trường vào từng thời điểm. Chúng có tác dụng tạo tâm lý tốt cho thị trường trong các kỳ điều chỉnh, dù không ảnh hưởng tới chỉ số nhiều nhưng ảnh hưởng tới tâm lý và khối lượng giao dịch, có tác dụng đỡ cho sự hụt hẫng khi thị trường điều chỉnh.

Khi đã xác định được các mức độ tâm lý và giữ vững nguyên nhà đầu tư sẽ giữ vững tâm lý và sáng suốt nhìn ra yếu tố gây ra biến đổi quá đà khi thị trường có chuyển biến bất ngờ.

Tú Tú

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên