Startup logistics Abivin nhận 200.000 USD trên Shark Tank: Du học sinh Cambridge về nước khởi nghiệp, tham vọng ghi tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới như tinh thần của U23
"Khi làm việc ở các tập đoàn, công ty nước ngoài, mặc dù mức lương rất cao, tôi vẫn thấy không thấy thoải mái vì phải làm những việc theo yêu cầu mà không phát huy được hết những khả năng, sở trường, không thực hiện được theo ý định của mình," Nam Long kể.
- 26-08-2018Chỉ phát triển sản phẩm, chưa nghiên cứu thị trường, founder tự bán hàng, lờ mờ về kinh doanh, startup tạo bọt tuyết lên Shark Tank phải ra về trắng tay
- 20-08-2018Gặp gỡ ông chủ dừa Cocolala: Thất bại ngay trong lần đầu xin việc sau khi từ Mỹ trở về, 4 lần khởi nghiệp cho tới khi tìm đến Shark Tank Việt Nam
- 13-08-2018Startup Dôta nhận thêm ưu đãi từ nhà tài trợ chính của Shark Tank Việt Nam mùa 2
Về nước khởi nghiệp vì muốn làm sản phẩm của chính mình chứ không phải làm những việc theo yêu cầu ở công ty nước ngoài
Cặp vợ chồng du học sinh Nam Long và Hoàng Anh - founder startup Abivin cung cấp giải pháp định tuyến đường đi trong ngành logistics đã kêu gọi được 200.000 USD từ Shark Dzung Nguyễn trong Shark Tank Việt Nam mùa 2.
Học tập trong các lớp chuyên từ phổ thông, rồi đi du học tại các trường đại học có tiếng ở Anh, Nam Long cho hay những môi trường đó đã có ảnh hưởng lớn đến con người mình:
"Đây là môi trường luôn luôn đòi hỏi học sinh, sinh viên có suy nghĩ, tư duy một cách độc lập, sáng tạo và quyết tâm rất cao thì mới đạt được thành tích tốt. Điều đó dần dần hình thành ý thức và tính cách cho mỗi người."
Nhưng sau khi học xong thì cả Nam Long và Hoàng Anh đều xác định trở về nước, một phần là vì gia đình, một phần khác, theo Nam Long, là để "làm được những ý định của mình."
"Khi làm việc ở các tập đoàn, công ty nước ngoài, mặc dù mức lương rất cao, tôi vẫn thấy không thấy thoải mái vì phải làm những việc theo yêu cầu mà không phát huy được hết những khả năng, sở trường, không thực hiện được theo ý định của mình," Nam Long kể.
Hơn nữa, dù nhận thức được là khởi nghiệp có nhiều rủi ro, nhưng theo Nam Long, đó là con đường ngắn nhất có thể biến những năng lực, ý thích, ước mơ của mình thành hiện thực.
"Kết quả đạt được sẽ là sản phẩm của chính mình, do mình quyết định, do mình tạo nên," Long nói.
Nam Long từng làm việc tại Google
Loay hoay vì sản phẩm công nghệ làm ra không bán nổi cho ai
Về nước, Nam Long khởi nghiệp vào cuối năm 2014 nhưng đến tháng 5/2015 mới chính thức đăng ký kinh doanh với tên gọi Công ty cổ phần Abivin Việt Nam.
Do founder được đào tạo trong lĩnh vực Dữ liệu lớn (Big Data - BD), Trí tuệ nhân tạo (Artifical Intelligen - AI), Học máy (Machine Learning - ML) nên định hướng ban đầu của startup Abivin là các sản phẩm trong lĩnh vực phân tích dữ liệu lớn .
"Tuy nhiên, chúng tôi nhanh chóng nhận ra nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty rất hạn chế," Nam Long kể.
Theo anh, nguyên nhân chủ yếu các sản phẩm về dữ liệu lớn "ế khách" là do hệ thống cơ sở dữ liêụ của nhiều tổ chức - kể cả các tổ chức nhà nước, địa phương - chưa được thu thập chính xác, thiếu tin cậy. Các công ty, tổ chức vì thế sinh ra e ngại, thường vin vào lý do cần bảo mật để không sử dụng sản phẩm dạng này của Abivin.
"Việc loay hoay tìm đối tác sử dụng sản phẩm của mình không nổi là khó khăn lớn nhất của công ty trong những ngày tháng đầu mới thành lập, làm nhụt chí phần nào các thành viên, khiến nhiều người rất có tiềm năng chia tay ra đi," Nam Long kể lại.
Nhưng rồi cơ hội cũng đến.
Đang lúc loay hoay với chiến lược phát triển thì cuối năm 2015, startup này nhận được yêu cầu tham gia xây dựng sản phẩm quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) của một tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực logistics .
Theo Nam Long, "đây là bước ngoặt trong sự phát triển của Abivin", là cơ hội hội tụ đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa: Ngành quản lý chuỗi cung ứng là một lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, đồng thời có thể áp dụng những kết quả mà founder đã nghiên cứu và ấp ủ trong những năm tháng học cao học tại trường Đại học Tổng hợp Bristol.
"Những kiến thức về BD, ML, AI được tiếp thu trong quá trình học tập tại Cambridge, Bristol đã mang lại nhiều lợi ích trong phát triển thuật toán," anh cho hay.
Nếm trải khó khăn "B2B chuối và chua lắm" mà Shark Dzung Nguyễn nhận định
Tuy nhiên, chỉ sản phẩm thuật toán tốt thôi là không đủ. Nam Long thừa nhận gặp khó trong việc bán sản phẩm cho các doanh nghiệp (để có một khách hàng tốn 3 - 6 tháng, có khi là 1 năm - PV), đúng như Shark Dzung Nguyễn nhận định khi Abivin gọi vốn.
"Chúng tôi cũng đã nếm trải những khó khăn này, đặc biệt các doanh nghiệp lớn thường yêu cầu thử nghiệm thời gian dài, yêu cầu hoàn thiện bổ sung, thay đổi liên tục…", Nam Long chia sẻ.
Nguồn: Shark Tank Việt Nam
Tuy vậy, Nam Long vẫn tự tin về tiềm năng của startup mình do nhìn nhận nhu cầu của các doanh nghiệp cần đến giải pháp logistics còn rất lớn.
Theo anh, mức độ áp dụng CNNT hiện đại trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam hiện còn hạn chế: phần mềm quản lý đặt hàng - 43,3%), quản lý mối quan hệ khách hàng - 42,3%, quản lý kho hàng, giao hàng - 27,8%, công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến - RFID - 14,4% và dịch vụ phần mềm điện toán đám mây - 4,1%, đó là chưa kể đến các ứng dụng của AI, Robots.
Founder Abivin cho hay trên thị trường đã có một số doanh nghiệp đa quốc sử dụng phần mềm của nước ngoài, song tính năng cũng có những hạn chế trong điều kiện thực tế Việt Nam.
Vậy thì có cơ hội nào cho các startup công nghệ Việt trong ngành này? Nam Long nhấn mạnh: "Startup phải phấn đấu nhanh chóng hoàn thiện mình để được "trọng dụng". Tính tiên tiến của các phần mềm tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận, có tính dự báo… sẽ quyết định việc chinh phục các doanh nghiệp logistics."
Còn về phần Abivin, Nam Long vẫn không giấu giếm tham vọng thành startup tỷ đô và vươn ra thế giới đã được nhắc đến trong Shark Tank Việt Nam: "Muốn góp phần cùng đội ngũ cán bộ công nghệ trẻ ghi tên hai chữ Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới với tinh thần như đội tuyển bóng đá U23 đã làm."
Trí thức trẻ