MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sử dụng Singapore làm bàn đạp cho doanh nhân Việt tiến ra biển lớn

29-08-2022 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Sử dụng Singapore làm bàn đạp cho doanh nhân Việt tiến ra biển lớn

Trên bản đồ thế giới hiện nay, Singapore giữ vai trò là trung tâm ngoại hối lớn thứ 3, trung tâm tài chính lớn thứ 3, trung tâm thương mại và lọc dầu lớn thứ 3, nhà sản xuất giàn khoan dầu lớn nhất và trung tâm dịch vụ sửa chữa tàu và hậu cần lớn nhất.

Vào năm ngoái Singapore đã thu lợi hơn 235 tỷ Đô la Singapore (SGD) nhờ COVID-19, chỉ tính riêng lợi nhuận kỷ lục từ quỹ đầu tư nhà nước Temasek Holdings và dự trữ ngoại hối của Cục quản lý tiền tệ Singapore (MAS) (Vulcan Post, 2022). Tài sản của quỹ đầu tư nhà nước GIC và quỹ hưu trí công đạt kỷ lục 31,9 nghìn tỷ Đô la Mỹ (USD) nhờ giá dầu và chứng khoán Mỹ tăng, đồng thời các khoản đầu tư tăng lên mức cao nhất trong vài năm (CNA, 2022). Sau khi giảm 5,8% vào năm 2020, nền kinh tế Singapore đã hồi sinh, tăng trưởng GDP năm 2021 là 7.2%, mức cao nhất kể từ 2010 trở lại đây. Mức tăng trưởng dự báo GDP năm 2022 là 5,5%. (Business Times, 2022).

Vài năm trở lại đây, Singapore nổi lên như là nơi neo trú tài sản an toàn cho giới tỷ phú siêu giàu (high-net-worth) thế giới, có thể kể đến một số gương mặt như Sergey Brin - Đồng sáng lập Google, Shu Ping - Đế chế lẩu Haidilao, Forest Li - Nhà sáng lập Shopee, James Dyson - Nhà tài phiệt giàu thứ 9 thế giới và nhà phát minh người Anh, tỷ phú quỹ phòng hộ Ray Dalio - Người sáng lập Bridgewater Associates, hay gần đây nhất là người giàu nhất Hồng Kông Li Ka-Shing (Lý Gia Thành), người có giá trị tài sản ròng năm 2022 được cho là 36,2 tỷ USD. Tận dụng ưu thế như thuế thấp và con đường trở thành thường trú nhân hấp dẫn, số lượng công ty quản lý quỹ gia đình (family office) đặt văn phòng tại Singapore đã tăng gấp đôi kể từ cuối năm 2019 lên khoảng 400 (Bloomberg, 2021). Bất chấp những bất ổn toàn cầu, năm 2021 vừa qua tổng tài sản của 50 người giàu nhất Singapore đã tăng từ 167 tỷ USD lên 208 tỷ USD (Forbes, 2022).

Sử dụng Singapore làm bàn đạp cho doanh nhân Việt tiến ra biển lớn - Ảnh 1.

Các quy định pháp luật về thành lập và vận hành doanh nghiệp ở Singapore rất thông thoáng, hiện nay mọi giấy tờ đều được số hóa và các thủ tục hành chính ở Singapore đều tương tác trực tuyến. 

Doanh nghiệp Singapore có thể đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu là một (1) SGD. Không áp dụng mệnh giá tối thiểu (minimum par value) hoặc danh nghĩa (nominal) cho mỗi cổ phiếu. Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu của mình với bất kỳ giá trị nào mà họ cho là phù hợp. Cổ đông của công ty Singapore không phải đóng thuế khi nhận cổ tức (dividend). Chính phủ Singapore không đánh thuế trên thặng dư vốn (Capital Gains Tax), hay công ty Singapore không cần xin giấy phép đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài. 

Về chính sách thuế, Thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) (tương tự như thuế VAT ở VN) áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa Singapore là 7% thấp hơn 3% so với Việt Nam, nếu tiêu thụ ngoài lãnh thổ Singapore thì sẽ không phải chịu thuế này, ngoài ra thuế xuất nhập khẩu ở Singapore gần như bằng 0. Khi doanh số thường niên (annual turnover) đạt mức 1.000.000 SGD (Một triệu Đô la Singapore) thì công ty Singapore mới phải đăng ký mã số thuế GST. Chính phủ Singapore miễn thuế 75% cho 100.000 SGD lợi nhuận đầu tiên và 50% cho 100.000 SGD tiếp theo thuộc thu nhập chịu thuế cho Startup trong vòng 3 năm đầu tiên kể từ thời điểm thành lập. 

Hiện tại quốc đảo Sư tử là nơi các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh như Coca Cola, Pepsi, Unilever, P&G, Google, Facebook, Amazon lựa chọn đặt đại bản doanh khu vực Đông Nam Á, đồng thời các doanh nghiệp kỳ lân (unicorn) công nghệ lớn nhất Đông Nam Á như Grab, Go-Jek, Shopee, Lazada … cũng đặt trụ sở chính tại đây.

Sử dụng Singapore làm bàn đạp cho doanh nhân Việt tiến ra biển lớn - Ảnh 2.

Từ năm 2013 đến nay Trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam tại Singapore (VietCham Singapore) đã đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp và doanh nhân Việt sử dụng công cụ là công ty Offshore tại Singapore, Hong Kong, British Virgin Island, Panama, Cayman,… để đạt mục tiêu kinh doanh, thương mại và đầu tư mở rộng thị trường quốc tế, có thể kể đến như: Mở rộng thị trường; Xuất khẩu hàng hóa lượng lớn; Nhập khẩu hàng hóa đặc chủng; Phát hành cổ phần số (DSO/STO) để huy động vốn trên thị trường quốc tế; Nâng cao giá trị thương hiệu; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Singapore; Đăng ký chứng chỉ chuyên ngành tại Singapore.

Các nhu cầu phổ biến trên đã được VietCham tập hợp và đúc kết trong cuốn cẩm nang Viet Biz in Sing. Link: https://blog.mocongtysingapore.com/vi-vn/biz

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên