MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sự kỳ lạ trên TTCK Trung Quốc: Nhà đầu tư chỉ yêu thích cổ phiếu 'thịt heo', khi cả thế giới lo ngại lạm phát và đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ

25-02-2021 - 16:35 PM | Tài chính quốc tế

Sự kỳ lạ trên TTCK Trung Quốc: Nhà đầu tư chỉ yêu thích cổ phiếu 'thịt heo', khi cả thế giới lo ngại lạm phát và đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ

Nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ là FAANG – 5 gã khổng lồ ngành công nghệ chiếm hơn 20% tỷ trọng của S&P 500. Trong khi đó, "Big Food" (và Big Liquor) dường như là những cái tên được nhà đầu tư Trung Quốc rất quan tâm.

Trong khi nhà đầu tư trên toàn thế giới lo ngại về việc họ có thể ứng phó khi lạm phát quay trở lại hay không, thì nhà đầu tư Trung Quốc lại không quá qua tâm đến vấn đề này. Họ cho rằng, kinh nghiệm có được trong thời gian gần đây đã giúp họ xác định được loại cổ phiếu nào sẽ có tính phòng hộ cao nhất trước sự gia tăng của chi phí.

Nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ là FAANG – 5 gã khổng lồ ngành công nghệ chiếm hơn 20% tỷ trọng của S&P 500. Trong khi đó, "Big Food" (và Big Liquor) dường như là những cái tên được nhà đầu tư Trung Quốc rất quan tâm.

Chỉ số tiêu dùng CSI đã tăng gần gấp đôi so với 1 năm trước đó. Cổ phiếu của Muyuan Foods Co. – công ty chăn nuôi lợn, tăng tới 88% trong cùng thời gian. Nhà sản xuất nước tương Foshan Haitian Flavoring & Food Co. cũng chứng kiến vốn hóa tăng vọt lên 88 tỷ USD, cao hơn "đại gia" dầu mỏ CNOOC Ltd với 55,5 tỷ USD.

Sự kỳ lạ trên TTCK Trung Quốc: Nhà đầu tư chỉ yêu thích cổ phiếu thịt heo, khi cả thế giới lo ngại lạm phát và đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ - Ảnh 1.

Kể từ năm 2019, giá các mặt loại thực phẩm từ thịt lợn cho đến rau củ tại Trung Quốc đều tăng chóng mặt.

Theo số liệu tổng hợp bởi CICC, 3 nhà sản xuất bạch tửu - Quý Châu Mao Đài, Ngũ Lương Dịch và Lưu Châu, là những cổ phiếu được các quỹ tương hỗ đại lục nắm giữ với số lượng lớn nhất. Vị trí thứ hai là các công ty công nghệ niêm yết tại Hồng Kông là Tencent và Meituan. Có thể thấy, ở Trung Quốc, Big Food còn lớn hơn cả Big Tech.

Một số cổ phiếu công nghệ ghi nhận sự vượt trội cũng là nhờ lĩnh vực thực phẩm. Ví dụ, tỷ suất sinh lời của cổ phiếu Meituan là 36% trong năm nay và vốn hóa đạt 300 tỷ USD, khi nhà đầu tư hào hứng với dự án Maituan Select mới. Theo iResearch, doanh số bán từ thực phẩm tươi sống online của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên khoảng 820 tỷ CNY (gần 127 tỷ USD) vào năm 2023 so với năm ngoái.

Năm 2019, giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng cao do ảnh hưởng của dịch tả lợn, trong khi giá trái cây cũng tăng vọt. Một quả táo có giá cao hơn gần 20% trong tháng 5/2019 so với 1 tháng trước đó. Cuối năm ngoái, giá thịt lợn đã ở trạng thái ổn định nhưng giá rau củ tươi lại khiến người tiêu dùng Trung Quốc "kêu gào".

Sự kỳ lạ trên TTCK Trung Quốc: Nhà đầu tư chỉ yêu thích cổ phiếu thịt heo, khi cả thế giới lo ngại lạm phát và đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ - Ảnh 2.

Chỉ số PPI (chỉ số giá sản xuất) của Trung Quốc và Mỹ trong gần 1 thập kỷ trở lại đây.

Năm 2021, theo chính phủ Trung Quốc, nguồn cung bị ảnh hưởng là do thiên tai và đại dịch trong khi vứt bỏ tới 15% lượng rau củ. Do đó, kể từ năm 2019, nhà đầu tư đã đặt cược rằng tình trạng kém hiệu quả sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, khiến mức giá thực phẩm tăng cao. Bởi vậy, họ đặt câu hỏi rằng tại sao không đầu tư vào các công ty có mức giá sản phẩm cao hơn?

Trong khi đó, dù bán hàng trực tuyến hay tại cửa hàng, các công ty chủ lực đối với người tiêu dùng sẽ không phải đối mặt với áp lực giảm phát như các ngành khác khi sản phẩm của họ được coi là nhu yếu phẩm. Do đó, "sức mạnh" tăng giá của nhóm này là cực kỳ mạnh. Ví dụ, giá bán buôn rượu Mao Đài đã tăng 20% kể từ tháng 1/2018.

Diễn biến này trái ngược với phần còn lại của nền kinh tế, khi hầu hết các ngành ở Trung Quốc đều phải nỗ lực cạnh tranh bằng cách giảm giá trong thập kỷ vừa qua. Cùng với đó, lợi nhuận doanh nghiệp cũng sụt giảm. Đầu năm 2012, Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát kéo dài đến cuối năm 2016. 3 năm sau đó, nguy cơ giảm phát lại tái diễn.

Dẫu vậy, nhà đầu tư Trung Quốc đang gặp khó khăn khi đổ tiền cho các khoản đầu tư vào "Big Food". Các chuyên gia cũng cảnh báo nguy cơ bùng nổ bong bóng cổ phiếu ngành F&B. Trong 4 phiên giao dịch gần đây, các cổ phiếu này trung bình giảm tới 8,5% khi PBOC thắt chặt thanh khoản và tăng lãi suất. Hiện tại, P/E bình quân của ngành này đang rất cao, đạt mức 33 lần.

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên