Sự nghiệp đáng nể của dàn cựu thí sinh Olympia: Người thực tập ở NASA, người là "cha đẻ" ứng dụng Bluezone
Dù không giành được ngôi vị cao nhất tại Đường Lên Đỉnh Olympia, nhưng sau cuộc thi những thí sinh này đều bứt phá ngoạn mục và giành được thành công nhất định trong sự nghiệp của mình.
- 21-10-2021Cựu thí sinh Đường Lên Đỉnh Olympia "vỡ mộng" khi du học đất khách, 12 năm chưa về quê ăn Tết
- 15-07-2021Một cựu thí sinh Olympia cực chất: Tốt nghiệp Thạc sĩ ở Hà Lan, giờ là đạo diễn phim nổi tiếng, từng gây sốt năm 2019
- 21-05-20213 cựu thí sinh Olympia "đỉnh của chóp": Từng thua cay đắng nhưng giờ cực ngầu, người làm ở Liên Hợp Quốc, người được Forbes vinh danh
- 02-05-2021Cựu thí sinh Olympia "lột xác" xuất sắc sau 3 năm, tiết lộ bí quyết không học "trường chuyên, lớp chọn" nhưng vẫn có điểm thuộc top 5% ngành học ở Úc
- 27-10-2020Trò chuyện cùng cựu thí sinh Olympia viết code Bluezone: 11 năm gắn bó với Bkav vì văn hóa và ‘sếp Quảng’, ước muốn làm ‘travel blogger’
Trải qua 23 mùa phát sóng, Đường Lên Đỉnh Olympia đã và vẫn đang là sân chơi trí tuệ nhận được nhiều sự yêu thích nhất từ phía khán giả. Chương trình quy tụ hàng loạt học sinh xuất sắc đến từ các trường THPT trên cả nước.
Bước ra từ Olympia, không chỉ những người giành được ngôi vị Quán quân mà hầu hết các thí sinh khác đều rất thành công trong cuộc sống và có sự nghiệp đáng nể.
Vương Thiện Huy (Thí sinh Olympia năm thứ 12) - Thực tập NASA
Vương Thiện Huy là thí sinh Đường Lên Đỉnh Olympia mùa 12. Ở thời điểm tham gia, Thiện Huy là học sinh trường Trung học Thực hành, Đại học Sư phạm TP.HCM. Thành tích của Thiện Huy tại sân chơi Olympia là giành vòng nguyệt quế tuần với số điểm 240 nhưng ở vòng thi tháng anh chỉ về Nhì với số điểm 220 kém người về nhất Nguyễn Minh Quang (THPT chuyên Quốc học, Thừa Thiên Huế) 175 điểm.
Vương Thiện Huy thời từng là thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia
Mặc dù không tiến sâu nhưng khi rời Olympia, Thiện Huy đã chứng minh được năng lực xuất sắc của mình. Sau khi tốt nghiệp THPT, Thiện Huy quyết định sang Nhật du học ngành Quản trị Kinh doanh. Năm 2014, khi đang là du học sinh tại xứ sở mặt trời mọc, anh nhận được cuộc điện thoại từ lãnh sự quán thông báo việc được cấp VISA sang Mỹ định cư.
Tại Mỹ, Thiện Huy theo học tại trường Cao đẳng Cộng đồng Pasadena, bang California và có 2 bằng về Toán và Vật Lý. Nhờ thành tích học tập đáng nể, anh được nhận vào thực tập dài hạn tại phòng thí nghiệm tên lửa đẩy của NASA (JPL - Jet Propulsion Lab) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ. Đây là cơ quan Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ có trách nhiệm thực thi chương trình thám hiểm không gian và nghiên cứu ngành hàng không.
Thành tích học tập của Vương Thiện Huy khiến ai cũng phải trầm trồ thán phục.
Tại NASA, Huy tham gia nghiên cứu, cải tiến kính viễn vọng không gian nhìn xa và rõ hơn. Tháng 1/2018, cựu thí sinh Đường Lên Đỉnh Olympia này công bố một thuật toán giải phương trình vi phân nhanh, hiệu quả tại một trong những hội thảo toán lớn nhất nước Mỹ - Joint Mathematics Meeting (JMM) và giành giải xuất sắc (top 15%).
Võ Duy Khánh (thí sinh Olympia năm thứ 9) - Người tạo ra ứng dụng Bluezone
Võ Duy Khánh (SN 1990) từng là thí sinh Olympia năm thứ 9. Là đại diện cho trường THPT Cờ Đỏ (Nghệ An) năm đó, tuy nhiên Duy Khánh chỉ dừng bước ở vòng thi tuần với vị trí thứ 3.
Duy Khánh thời điểm tham dự Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 9
Bỏ qua lần chinh phục đỉnh Olympia chưa thành công, anh chàng vẫn chứng minh được cho mọi người thấy năng lực thực sự của bản thân khi là học sinh đầu tiên của trường đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh 3 môn Toán, Hóa, Tin và đạt 3 giải Khuyến khích. Trong kỳ thi đại học, Duy Khánh đỗ cả 2 trường top lúc đó là Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Y Hà Nội. Anh theo học Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, và được nhận thực tập ở Tập đoàn Công nghệ Bkav khi mới là sinh viên năm 2.
Duy Khánh hiện là Trưởng phòng cấp cao, Phòng An ninh di động, Trung tâm nghiên cứu Mã độc lập thuộc Tập đoàn Công nghệ Bkav với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển những tính năng và ứng dụng liên quan đến bảo mật, an ninh, bảo vệ người sử dụng điện thoại di động. Anh được mọi người biết đến rộng rãi sau khi ứng dụng Bluezone ra mắt. Đây là ứng dụng giúp phát hiện các nguy cơ nhiễm bệnh Covid-19 của người dùng điện thoại thông minh ở những nơi mà họ từng đến.
Duy Khánh là người viết những dòng code đầu tiên cho ứng dụng Bluezone góp phần phòng chống dịch Covid-19
Đặng Việt Dũng (thí sinh Olympia năm thứ 4) - Cựu CEO Uber Việt Nam
Đặng Việt Dũng (SN 1985) là thí sinh Olympia năm thứ 4. Dù không nhận được thành tích cao trong chương trình nhưng Việt Dũng đạt được vô số thành tựu ngoài đời.
Khi còn là học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Đăng Dũng từng đại diện cho trường tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh. Lên đến đại học, anh trở thành sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng đã bỏ ngang sau đó để theo đuổi tấm bằng cử nhân tại trường Amherst College in Massachusetts (Mỹ) với học bổng toàn phần.
Đặng Việt Dũng có thành tích học tập xuất sắc khiến nhiều người ngưỡng mộ
Sau khi tốt nghiệp, anh từng làm việc tại tập đoàn sản xuất bia ABInbev và hãng tư vấn chiến lược McKinsey & Company. Khi đang theo học chương trình thạc sĩ tại trường Kinh doanh Harvard (Viện Đại học Harvard) vào năm 2014, Đặng Việt Dũng quyết định tạm dừng và về nước làm CEO Uber Việt Nam.
Đến tháng 4/2018, Đặng Việt Dũng đầu quân cho VNG với vị trí Giám đốc mảng kinh doanh thanh toán, phụ trách ứng dụng ZaloPay. Năm 2020, Đặng Việt Dũng đồng sáng lập Công ty TNHH Dịch vụ công nghệ Nano Việt Nam (Nano Technologies) và hiện là CEO startup này.
Lương Việt Nga (Thí sinh Olympia năm thứ 7) - Thành công bằng lối đi khác biệt với nghề xăm
Lương Việt Nga (SN 1990) có lẽ là một cái tên khá đặc biêt trong danh sách này vì cô nàng có hướng đi hoàn toàn khác biệt so với mọi người. Được biết, Lương Việt Nga từng là thí sinh đại diện cho THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) thi Olympia năm thứ 7. Dù không may mắn vào vòng thi tháng và dừng bước sớm nhưng đây là trải nghiệm không thể quên với Nga.
Sau khi tốt nghiệp RMIT, Việt Nga làm việc cho một công ty bất động sản của nước ngoài và tập đoàn viễn thông lớn với mức lương hàng nghìn đô. Ấy vậy nhưng chỉ được một thời gian, cô gái tài năng này lại cảm thấy quá ngột ngạt với máy lạnh, với văn phòng. Kết quả là dù trong tay tất cả những thứ mà nhiều người trẻ mơ ước nhất: sự nghiệp, mức lương đáng mơ ước, môi trường làm việc top đầu nhưng Việt Nga vẫn bất chấp sự ngăn cản kịch liệt của bố mẹ để tìm đến công việc mang cho mình niềm hạnh phúc thực sự - công việc xăm hình.
Lương Việt Nga khi từng là thí sinh tham dự Olympia
Từ bỏ công việc văn phòng nghìn đô, Việt Nga theo đuổi ước mơ trở thành thợ xăm hình
Đến nay, sau 1 thời gian, Việt Nga đã sở hữu cho riêng mình 1 studio xăm hình với số lượng khách hàng ngày càng đông. Dù chọn lối đi khác biệt nhưng không thể phủ nhận được sự dũng cảm cũng như giỏi giang của cô gái này.
Tổng hợp
Trí thức trẻ