Sự nguy hiểm của ChatGPT
Dù đang tiến bộ với tốc độ chóng mặt, song ChatGPT vẫn chỉ là một trí thông minh máy móc, đòi hỏi người dùng phải có năng lực để kiểm chứng và hiệu chỉnh những gì nó tạo ra.
- 08-02-2023Làm CCCD gắn chip vào thứ 7, chủ nhật có mất thêm phí hay không?
- 08-02-2023VinUni sẽ sớm đưa ChatGPT vào chương trình giảng dạy
ChatGPT là chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) thu hút sự chú ý nhất hiện nay khi có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi người dùng đưa ra trong mọi lĩnh vực, từ làm thơ, soạn nhạc, viết bài luận, viết báo, cho đến cả lập trình…
Sức hấp dẫn của ChatGPT khủng đến mức đã thu hút 100 triệu người dùng trên khắp thế giới chỉ sau 2 tháng ra mắt. Tại Việt Nam, trên mạng xã hội hiện nay, hàng loạt hội nhóm được lập ra nhằm mục đích trao đổi thông tin, mua bán tài khoản về ChatGPT, thu hút hàng chục, hàng trăm nghìn người tham gia.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, ChatGPT đang gây nhiều lo ngại về việc truyền tải sai lệch những kiến thức cơ bản.
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một mô hình hỏi đáp dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), tức là hệ thống mà người dùng có thể đặt câu hỏi và ứng dụng sẽ trả lời bằng công nghệ có tên là máy học.
Sức hấp dẫn của ChatGPT khủng đến mức đã thu hút 100 triệu người dùng trên khắp thế giới chỉ sau 2 tháng ra mắt (Ảnh minh hoạ: Bleeping Computer)
Vì lý do này, ChatGPT có thể cung cấp các câu trả lời thú vị cho các câu hỏi sáng tạo như: Tạo ra những câu chuyện và văn bản; phát triển mã và giải quyết vấn đề lập trình…
Với việc có thể trò chuyện, trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà người dùng đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì. ChatGPT nhanh chóng được mệnh danh là trí tuệ nhân tạo thông minh nhất thế giới thời điểm hiện tại.
Sự nguy hiểm của ChatGPT
Bên cạnh những yếu tố tích cực trong việc hỗ trợ người dùng, ChatGPT cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như phát tán những thông tin sai lệch.
Những thông tin ChatGPT đưa ra khá giống với văn phong con người, có tính logic cao nên người dùng rất khó để phân biệt được tính chính xác của thông tin (Ảnh: PCMag)
Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn là những thông tin ChatGPT đưa ra khá giống với văn phong con người, có tính logic cao nên người dùng rất khó để phân biệt được tính chính xác của thông tin. Điều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người tiếp nhận thông tin, đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên, chưa đủ kĩ năng và kiến thức để chọn lọc thông tin.
Chính Open AI (đơn vị phát triển ChatGPT) cũng cho biết không có trách nhiệm về thông tin cung cấp trên ứng dụng này. Người dùng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng và áp dụng thông tin do ChatGPT cung cấp. Đơn vị cũng khuyến cáo người sử dụng nên lấy nhiều nguồn thông tin khác nhau và kiểm tra chính xác thông tin trước khi quyết định.
"Ứng dụng này có thể tạo ra thông tin sai lệch hoặc đưa ra các hướng dẫn độc hại với nội dung sai trái. Nguyên nhân là AI chỉ đơn giản đưa ra phản hồi dựa trên thuật toán xác suất chứ không thực sự hiểu nội dung mà nó đang được hỏi", Open AI cho hay.
Vì vậy, không nên quá đặt niềm tin vào ứng dụng này mà hãy có những bước xác nhận cần thiết từ những nguồn chính thống.
"Điểm yếu của ChatGPT là thu thập thông tin dựa trên dữ liệu lỗi thời, gần nhất là dữ liệu của năm 2021 hoặc 2022. Thông tin không được cập nhật như vậy có thể sẽ dẫn đến sai sót. Bên cạnh đó, nếu nhiều người hỏi cùng một câu hỏi trong ChatGPT, nó sẽ trả về câu trả lời gần như giống nhau cho mỗi người trong số họ", Muhammad Abdul-Majid, một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo tại Đại học British Columbia, cho biết.
Tham khảo: Quienlosabe, MUO, The Verge
Thể thao văn hóa