Sự phi thường của TMĐT: Tại sao giao hàng từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ mất vài ngày, nhưng phí ship 10.000 đồng - rẻ hơn cả nội thành?
Tờ Forbes nhận định: “Với cái giá ấy ở Mỹ, ship từ bên này đường sang bên kia đường còn không nổi”.
- 12-09-2021Giải mã cuộc chiến chống độc quyền với Bigtech của Trung Quốc: Mạng xã hội và TMĐT "không làm nên sự vĩ đại của quốc gia", tập trung vào phần cứng để mở ra trật tự kinh tế toàn cầu mới
- 21-03-2021Chân dung chàng trai sở hữu sàn TMĐT khiến Alibaba 'khiếp sợ': Bỏ việc Google khởi nghiệp và tạo ra 12 startup thành công, nắm trong tay khối tài sản lớn hơn cả Jack Ma ở tuổi 40
- 28-01-2021Bi kịch đằng sau các kỳ lân TMĐT tỷ đô: Những công nhân ra đi ở tuổi 27 vì làm việc quá sức, mất niềm tin vào lời hứa 'nếu nỗ lực chắc chắn sẽ thành công'!
Theo báo Finance China, trong 9 tháng đầu năm 2022, đã có 80 tỉ bưu kiện được chuyển phát khắp trong và ngoài nước Trung Quốc. Điều đó có nghĩa trung bình mỗi ngày, cứ năm người Trung Quốc thì có một người đang gửi hoặc nhận một bưu kiện.
Trên các nền tảng mua sắm như Taobao, Shopee hay Lazada, thời gian để giao nhận một bưu kiện chỉ kéo dài từ một đến năm ngày. Phí vận chuyển cực kỳ phải chăng, mức giá từ 3 Nhân Dân Tệ (NDT) (khoảng 10.000 đồng tại thời điểm này) cũng có.
Giới thương mại điện tử (TMĐT) và vận chuyển Trung Quốc vì sao có thể làm được những điều này?
Tác động từ các công ty TMĐT
Tùy biến đại chúng thúc đẩy vận chuyển hàng không thay vì đường biển
Trước đây, chuỗi cung ứng TMĐT quốc tế thường diễn ra như sau: đầu tiên hàng hóa gồm nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau sẽ được gom lại và vận chuyển bằng đường biển tới nước đến trong một chuyến lớn. Sau khi cập cảng, hàng hóa được phân loại và vận chuyển tứ tán qua nhiều chặng nữa mới đến tay người tiêu dùng.
Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ số cho phép người bán tùy biến đại chúng sản phẩm của mình (mass customization), từ đó từng bước thay đổi mô hình vận chuyển nói trên.
Một ví dụ tiêu biểu là thời trang nhanh: nhà bán lẻ TMĐT thời trang Trung Quốc SHEIN nhờ dữ liệu lớn đã có thể cho ra thông tin để sản xuất hàng loạt quần áo thời trang với mức giá cực thấp ở quy mô vừa phải. Các mẫu quần áo này được tiếp thị trúng đích, vào đúng những nhóm khách hàng cụ thể tại một khu vực địa lý cụ thể. Khi khách hàng lựa chọn sản phẩm, họ có cảm giác như sản phẩm đó ‘dành riêng’ cho họ, dù thật ra đó là thiết kế dành cho cả một nhóm người đại chúng.
Nhờ đó, doanh số bán hàng cho một nhóm khách hàng tại một khu vực cụ thể tăng lên. SHEIN có thể vận chuyển các đơn hàng tùy biến đại chúng này trực tiếp từ nhà cung thẳng tới nơi đến bằng đường hàng không. Công ty bưu phẩm địa phương sẽ vận chuyển chặng cuối tới tay người tiêu dùng nhanh hơn vì các đơn hàng đều tập trung tại một khu vực.
Thời gian xoay vòng nhanh khiến các hãng như Wish, Lazada và Shopee cũng đang tích cực áp dụng mô hình vận chuyển trực tiếp này. Từ năm 2016 đến năm 2020, nhu cầu vận chuyển trực tiếp của các công ty Trung Quốc đã tăng 84%.
Cách ‘tiết kiệm’ của người bán trên nền tảng TMĐT
Các nền tảng quen thuộc hiện nay như Taobao, Shopee đều là các ‘ông lớn’ trong ngành TMĐT Trung Quốc. Do vậy, các cửa hàng trên này đều được hưởng chiết khấu lớn từ các công ty vận chuyển, bao gồm các hình thức: trả tiền vận chuyển trọn gói theo tháng, miễn phí hay giảm giá cho một lượng đơn hàng nhất định.
Ngoài ra, đối với các đơn hàng có giá trị thấp và số lượng ít, ví dụ như một vài bộ quần áo, đôi ba chiếc phụ kiện, người bán khi xuất hàng ra nước ngoài thường khai báo hải quan là ‘quà tặng’ thay vì ‘hàng để bán’ để tránh thuế. Hạn chế được phần nào chi phí, các cửa hàng không cần nghĩ đến việc nâng giá bán để bù vào tiền vận chuyển.
Chiến lược của các hãng vận chuyển Trung Quốc
Khi những người khổng lồ bắt tay nhau
Muốn giá rẻ được như vậy, các ‘ông lớn’ vận chuyển không hề đứng một mình, mà phải luôn bắt tay với những ‘ông lớn’ khác để tạo thành một hệ thống vững mạnh. Thời gian qua, Trung Quốc đã chứng kiến không ít cuộc M&A và IPO trong ngành vận chuyển và hậu cần.
Một trong những giao dịch nổi bật của năm 2021 là sự ra đời của Tập đoàn Hậu cần Trung Quốc (China Logistics Group), với vốn điều lệ lên tới 4,7 tỉ USD, được hợp nhất từ 5 công ty quốc hữu của nước này, bao gồm: Tập đoàn Vật tư Đường sắt Trung Quốc trước đây, Kho Vận chuyển và Lưu trữ Vật liệu Quốc gia Trung Quốc, Công ty Hậu cần Quốc tế CTS, Công ty Hậu cần Trung Quốc và Công ty Bao bì Quốc gia Trung Quốc.
Hiện China Logistics Group đang trực tiếp sở hữu 120 đường ray, 42 nhà kho, 4,95 triệu mét vuông nhà kho, cùng đội ngũ ba triệu đơn vị phương tiện trên toàn thế giới.
Tương tự, công ty hậu cần dưới trướng của Alibaba là Cainiao cũng nắm giữ 15% cổ phần của hãng hàng không vận chuyển hàng hóa Air China Cargo. Cainiao cũng đang xúc tiến mối hợp tác lâu dài với Hàng không LATAM và Hàng không Atlas để tận dụng sức mạnh vận chuyển hàng không.
Những ‘ưu ái’ từ Chính phủ Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc cũng dành rất nhiều hỗ trợ cho ngành vận chuyển. Nghiên cứu năm 2020 của CSIS (‘Center for Strategic and International Studies’, hay Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Mỹ) cho biết, trong giai đoạn 2010-2018, chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ gần 132 tỉ USD cho ngành vận chuyển hàng hải và đóng tàu, chưa kể đến các hình thức hỗ trợ khác như cho vay vốn lãi suất thấp, nâng cao rào cản với doanh nghiệp nước ngoài.
Đó là ở tầm cỡ vĩ mô cả quốc gia. Còn ở các cấp hành chính thấp hơn, nhiều huyện và tỉnh ở Trung Quốc cũng có nhiều chính sách trợ giá cho vận chuyển do nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của TMĐT.
Ví dụ, huyện Hô Trung (Hắc Long Giang) tháng 6 năm 2022 đã công bố chính sách trợ cấp như sau: nếu người bán đạt được ít nhất 3000 đơn hàng TMĐT trong một năm, thì kể từ đơn thứ 3001, huyện sẽ trợ cấp 1 NDT (khoảng 3.500 VNĐ) tiền vận chuyển cho mỗi đơn hàng. Nên nhớ rằng trong nội địa Trung Quốc, có những đơn hàng Taobao mà giá vận chuyển chỉ ở mức 2 NDT – 5 NDT (khoảng 7.000 - 18.000 VNĐ) là bình thường.
Trợ giá cả từ Chính phủ nước khác
Trợ giá và trợ cấp từ chính phủ trong nước là điều hiển nhiên. Nhưng ngành vận chuyển Trung Quốc còn nhận được trợ giá từ cả nước đến nữa!
Trên Amazon và eBay, người Mỹ có thể mua pin đồng hồ, vòng cổ, dây cáp điện tử từ Trung Quốc mà giá ship chỉ có từ 0,70 USD đến 0,99 USD (khoảng trên dưới 20.000 VNĐ). Tờ Forbes nhận định: " V ới cái giá ấy ở Mỹ, ship từ đây sang bên kia đường còn không nổi ".
Năm 2011, dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ (USPS) đã ký hợp đồng với các công ty vận chuyển bưu chính Trung Quốc và Hồng Kông, cho phép vận chuyển có mã theo dõi với các bưu kiện kích thước không quá 36 inh và nặng không quá 2 kg tới Mỹ với giá cực kỳ rẻ, rẻ hơn cả vận chuyển nội địa trong Mỹ. Gói thỏa thuận này được gọi là ‘ePacket’. Để vận chuyển một bưu kiện nửa cân từ Nam California tới New York mất gần 6 USD, còn từ Bắc Kinh tới New York chỉ mất 3,66 USD.
Cũng bưu kiện đó, nếu gửi trả lại từ New York về Bắc Kinh bằng USPS thì mất 50 USD! Điều này khiến khách hàng ở Mỹ gần như không thể trả lại hàng. TMĐT Trung Quốc tự dưng có được một lợi thế khá bất công với các đối thủ ở Mỹ.
Kho hàng tự động với robot thông minh
Quản lý kho hàng bằng tự động hóa và máy móc thông minh là một trong các nhân tố khiến Trung Quốc dẫn đầu cuộc chơi vận chuyển và hậu cần. Hiện các nhà kho ở Trung Quốc đang áp dụng một trong hai phương thức phân loại tự động sau:
Thứ nhất, sử dụng hệ thống phân loại tự động bằng băng chuyền. Một hệ thống phân loại bưu kiện cỡ nhỏ thường có cấu tạo thế này:
Hệ thống phân loại đường băng và đường thẳng sẽ quét thông tin trên vận đơn và đẩy bưu kiện vào ngăn phân loại, giảm sức người tới 70%.
Thứ hai, là đội ngũ robot tự hành và robot phân loại. Trong một nhà kho trung chuyển 1,8 kilomet vuông của Cainiao, 350 robot có thể xử lý được 21.000 bưu kiện trong vòng một giờ, giảm sức lao động tay chân tới 70%.
Tại nhà kho tại Thượng Hải của tập đoàn bán lẻ Suning, các robot tự hành (AGV) có thể chịu được khối lượng lên tới 800 kg khi vận chuyển các thùng hàng, hiệu quả hơn con người gấp 10 lần. Khi gần hết điện, chúng biết quay về chỗ sạc.
Trung tâm phân loại tự động là ‘vũ khí bí mật’ giúp TMĐT Trung Quốc đón đầu các dịp cao điểm như ngày 11/11, Noel, Tết, vân vân một cách dễ dàng.
Giải pháp vận chuyển chặng cuối - nút thắt quan trọng trong TMĐT B2C.
Cainiao là một ví dụ điển hình khi nói về giải pháp vận chuyển chặng cuối.
Chiến lược của công ty là tận dụng và hợp tác với mạng lưới các trường đại học tại Trung Quốc. Công ty thiết lập 1.500 trạm giao nhận ở khuôn viên các trường đại học. Mỗi trạm thường có diện tích lên tới 1.000 mét vuông, bao gồm đầy đủ ba khu: xếp dỡ, nhận và gửi bưu kiện. Đồng thời, có khoảng 15 nhân viên, mà 10 người trong đó là sinh viên làm thêm. Điều đó có nghĩa Cainiao tận dụng được nguồn lao động cực kỳ rẻ và sẵn có.
Tại một trạm giao nhận Cainiao ở trường đại học Giang Tô, một ngày trạm xử lý được 5.000 đơn hàng. Nhờ các mạng lưới trạm giao nhận này, việc vận chuyển đến tay người tiêu dùng cuối cùng trở nên dễ dàng và rẻ hơn rất nhiều.
Tại thị trường châu Âu với Tây Ban Nha và Pháp là ví dụ, Cainiao còn triển khai hơn 2.000 tủ nhận đồ tự động, hoạt động 24/7. Người nhận chỉ cần nhập mã số hoặc quét mã QR là có thể mở tủ nhận hàng vào bất cứ thời điểm nào trong ngành một nhanh chóng, tiết kiệm. Các rắc rối như shipper không liên lạc được với người nhận hay người nhận đi vắng đều được loại bỏ triệt để.
Đối với thị trường Việt Nam, các nhà TMĐT Trung Quốc thường bắt tay với các công ty hậu cần nội địa. Trong mắt họ, Tiki là một trong số những lựa chọn thường gặp nhờ mạng lưới hậu cần B2C rộng rãi.
Đến năm 2019, Tiki đã có 10 trung tâm kho hàng ở Hà Nội, Tp. HCM, Cần Thơ, Hải Phòng, vân vân và bắt đầu hướng tới các nhà TMĐT Trung Quốc. Các công ty lớn sẽ vận chuyển thẳng đến các nhà kho Tiki ở Việt Nam. Còn các công ty nhỏ sẽ đưa hàng tới cơ sở hợp tác hậu cần của Tiki tại Thẩm Quyến, Trung Quốc. Hàng hóa sẽ được hỗ trợ thông quan rồi chuyển tiếp về nhà kho của Tiki ở Việt Nam. Phần vận chuyển chặng cuối còn lại sẽ so Tiki lo liệu.
Nhiều công ty vận chuyển khác của Việt Nam cũng đang hợp tác với bên Trung Quốc theo các mô hình này.
Giá lao động rẻ, cao tốc phát triển, cạnh tranh gay gắt
Ngoài ra, còn có các yếu tố khác ai cũng đã biết như: giá lao động ở Trung Quốc rất rẻ nên có thể thuê được một lượng lớn nhân công. Với văn hóa làm việc 996 tại đây thì một shipper làm việc 12 tiếng mỗi ngày là chuyện bình thường.
Trung Quốc còn được biết đến với hệ thống đường cao tốc rất phát triển với sức chứa lớn. Đồng thời, ‘miếng bánh’ TMĐT đang thu hút nhiều công ty vận chuyển nhảy vào cùng một lúc, như Cainiao, SF Express, ZTO, vân vân, gây ra sức ép cạnh tranh tương đối lớn.
Tham khảo từ: Mc Kinsey, Forbes, QQ News, Huzhong.gov.cn, Finance China
Nhịp sống thị trường