Sự sống vô thường, sinh mệnh ngắn ngủi, 8 loại KHỔ mà ai cũng cần trải qua vì càng khổ ải càng trưởng thành
Giống như Mạnh Tử đã giảng: “Khi trời giao sứ mạng trọng đại cho người nào, trước hết sẽ đem khổ ải nghèo túng để tôi rèn tâm chí người đó".
- 26-01-2020Sự khác biệt giữa giàu và nghèo không chỉ nằm ở vật chất, tiền bạc, mà còn là tầm nhìn và tư duy cho tương lai
- 24-01-2020Bước vào năm Canh Tý, 3 con giáp này được Thần Tài chiếu cố, "hành đại vận, phát đại tài", vận may như ý và suôn sẻ gấp đôi
- 24-01-2020Từ 20 đến 30 tuổi: Hãy suy nghĩ nhiều hơn về con đường phía trước, bớt làm những việc tự hủy hoại sự nghiệp của mình
Trong Phật giáo, khổ là một khái niệm quan trọng không đơn giản là dành để chỉ những cảm thụ khó chịu. Khổ trong đó còn là tất cả mọi hiện tượng vật chất và tâm thức chịu tác động từ sự thay đổi vô thường và biến hoại. Do đó, người ta mới có quan niệm “Đời là bể khổ”: Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, chia lìa là khổ, oán hận là khổ, bị mê lạc là khổ, cầu mà không được cũng là khổ.
Đây chính là 8 loại khổ mà đời người phải trải qua, dù có hoàn mỹ và bản lĩnh đến mấy cũng không thoát được:
Khổ vì sinh
Sinh mạng bắt nguồn từ mười tháng trong bụng mẹ chật chội, không thể nói, không thể làm. Ngày ra đời, thông qua sinh môn chật hẹp, chúng ta rời khỏi cơ thể mẹ mà không có chút nhận thức nào trong đầu. Không khí khi nóng, khi lạnh, những tiếng ồn ào náo động khắp nơi chính là sự tấn công mạnh đối với một đứa trẻ non nớt.
Theo quan niệm của nhà Phật, thế giới thực tại là khổ, mang thân người là khổ, sống trên thế gian là khổ. Cho nên, khi vừa được hạ sinh, âm thanh đầu tiên mà bất cứ đứa trẻ nào cũng cất lên chính là tiếng khóc.
Khổ vì già
Già cả là việc không ai có thể tránh khỏi. Khi thanh xuân đã qua, giai đoạn trưởng thành cũng đã hết, thời gian sẽ để lại trên cơ thể con người những vết nhăn hằn rõ rệt cả về thân xác lẫn tinh thần. Sự lão hóa không dễ dàng nhận ra bằng mắt thường trong từng ngày từ hôm qua đến hôm nay. Nhưng sau mỗi một giai đoạn, khi nhìn lại bản thân, chúng ta không thể thoát khỏi nỗi buồn khổ vì cảm nhận tuổi già đang đến ngày một gần.
Chẳng thế mà Hàn Dũ, một vị quan tài giỏi của đời Đường, tại Trung Quốc, cũng từng cảm thán: “Tôi đây chưa tới bốn mươi tuổi, đời còn rộng lớn thênh thang, nhưng răng đã lung lay, tóc đã bạc trắng”.
Đó chính là nỗi khổ khi tự mình chứng kiến, cảm nhận các chức năng sinh lý của cơ thể đang dần suy giảm. Rồi một ngày, bệnh tật và cái chết sẽ dần tới.
Sự lão hóa không dễ dàng nhận ra bằng mắt thường trong từng ngày từ hôm qua đến hôm nay. Nhưng sau mỗi một giai đoạn, khi nhìn lại bản thân, chúng ta không thể thoát khỏi nỗi buồn khổ vì cảm nhận tuổi già đang đến ngày một gần.
Khổ vì bệnh tật
Từ khi sinh mạng trên cuộc đời bắt đầu khởi động, chúng ta đã phải đối mặt với vô số căn bệnh rình rập. Trẻ nhỏ thì viêm não, thiếu niên thì bệnh đậu mùa, trung niên thì cao huyết áp, già cả thì loãng xương và vô số các loại bệnh tật khác. Người ta sống chung với bệnh như sống chung với lũ.
Hàng ngày, áp lực cuộc sống khiến chúng ta không ngừng gồng mình chịu đựng, sống trong sợ hãi, dẫn tới suy nhược thần kinh, stress, trầm cảm… Những căn bệnh về tâm lý này há có thể điều trị bằng thuốc theo Tây y và Đông y?
Các chủng virus mới lai tạp và sinh sôi không ngừng, hay căn bệnh ung thư đã bao đời chưa tìm được lời giải dứt điểm, hoặc chính tình trạng kháng kháng sinh nan giải ở một bộ phận cộng đồng hiện nay… đều là bức tường khó có thể vượt qua trong ngành y học.
Cho dù khoa học có ngày càng phát triển, các phương pháp chữa bệnh ra đời nhiều hơn, hàng năm, vẫn có hàng triệu ca bệnh dẫn thẳng tới cánh cửa nhà xác. Và trước đó là cả một giai đoạn dài chìm trong đau khổ cả về thân xác lẫn tinh thần.
Thế nhưng, Phật gia có câu: “Người có phúc có họa, trời có mưa có gió”. Vạn sự đều không thể dự đoán trước, và bệnh tật cũng vậy. Đây là nỗi khổ đời người ai cũng phải trải qua, nhưng lúc nào nó đến thì chẳng ai có câu trả lời trước. Do vậy, lo lắng, sợ hãi cũng chẳng có tác dụng gì. Chi bằng bình thản đón nhận số mệnh của mình, tận hưởng cơ thể khi còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh mỗi ngày.
Khổ vì cái chết
Đạo Phật luôn tôn trọng sự luân hồi nhân quả, do đó, cái chết không phải sự kết thúc mà là một khởi đầu mới cho sinh mạng mới trong tương lai. Chúng ta chấm dứt thân người và trải nghiệm của kiếp này, chuẩn bị cho một con người mới được sinh ra. Ấy là quy luật tự nhiên của đời người, không cần phải lo sợ.
Thế nhưng, rời xa thân nhân, bạn bè, giá trị và tích lũy của mình để xây dựng lại tất cả từ đầu không hề dễ dàng. Sự lưu luyến khi con người ta phải chết đi chính là nỗi khổ mà chúng ta phải chấp nhận.
Vũ trụ vạn vật có sinh có diệt, luân hồi không ngừng, có được có mất, pháp đã như thế, không có ngoại lệ. Do đó, Phật gia mới có câu: “Tất cả mang không đi, chỉ có nghiệp tùy thân.”
Khổ vì chia lìa
Tình cảm con người là nhân tố vô thường, dễ biến đổi, chịu sự tác động từ chính nội tại và bên ngoài. Do đó, khi hòa hợp, con người yêu thương nhau. Khi mâu thuẫn, con người xa cách và chia lìa. Trong tình yêu thương vốn đã bao hàm sự đau khổ. Có yêu, cho nên mới có khổ. Chẳng khó hiểu khi từ cổ chí kim, biết bao người rơi vào tuyệt vọng vì chuyện tình cảm.
Xa cách với người đã là khổ, sinh ly tử biệt lại càng là thảm sự nhân gian. Thế nhưng hãy nhớ, thiên hạ không có bữa tiệc nào không tàn. Cha mẹ con cái gắn kết bằng máu mủ ruột già còn chẳng thể bên nhau suốt đời nữa là những người xung quanh. Cho nên, nỗi khổ vì chia lìa đến từ vạn pháp vô thường, không ai tránh khỏi.
Khổ vì oán hận
Chúng ta ai cũng sống trong ân oán tình thù của cá nhân, của người khác và của cả xã hội nhưng rất ít người có thể nhận ra, càng oán bao nhiêu sẽ càng khổ bấy nhiêu. Vì sự cố chấp không thể buông bỏ, oán hận kéo dài, chúng ta lại càng tự hủy hoại bản thân. Tấm lòng chúng ta trở nên ích kỷ, suy nghĩ tràn ngập tiêu cực, tư duy bị khổ đau che lấp, trở nên mù quáng vì hai tiếng oán hận.
Oán hận giống như một hòn đá sắc nhọn, vừa có thể làm tổn thương người khác, lại có thể tổn hại cả bản thân. Cho nên, dù buông bỏ không hề dễ dàng, hãy tập cho mình quen với việc mở rộng cõi lòng và bao dung trước mọi vật.
Khổ vì cầu mà không được và Khổ khi rơi vào mê lạc
Dục vọng của con người giống như một sợi dây chun, càng kéo càng dài, rất khó chạm tới giới hạn nhưng chỉ cần bất cẩn sảy tay, nó sẽ bật ngược lại và tổn thương chính mình. Nhà Phật có nói, vạn sự tùy duyên, không phải điều gì muốn cũng có thể đạt được. Năng lực và phúc báo của mỗi người là hữu hạn. Truy cầu vượt quá giới hạn đó, tự chúng ta sẽ đẩy mình vào nỗi khổ của sự mê lạc, hoang mang, hãm sâu trong sự sợ hãi
Sống ở đời, hãy nhớ rằng, đau khổ, bệnh tật hay bi thương, oán hận cũng như sự sống, cái chết đều chỉ là kết quả của nhân quả luân hồi. Càng cố tránh khỏi, chúng ta lại càng đánh mất phương hướng của chính mình. Cách duy nhất vượt qua khổ chính là duy trì một tâm thái vui vẻ, hưởng thụ từng giây từng phút trong sinh mệnh vô thường, ngắn ngủi và dễ đổi thay.
*Tổng hợp