MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sự sụp đổ của 1 startup từng được định giá 22 tỷ USD: Gánh khoản lỗ trăm triệu USD, founder bật khóc sau khi văn phòng bị cảnh sát đột kích

27-09-2023 - 17:35 PM | Tài chính quốc tế

Câu chuyện truyền cảm hứng ngày nào của startup giờ đây sụp đổ.

Sự sụp đổ của 1 startup từng được định giá 22 tỷ USD: Gánh khoản lỗ trăm triệu USD, founder bật khóc sau khi văn phòng bị cảnh sát đột kích - Ảnh 1.

Byju - Startup từng được ngợi ca là cái tên đi tiên phong trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến tại Ấn Độ mất hơn 75% giá trị trong năm qua sau một loạt các cáo buộc về quản lý tài chính yếu kém. Kiểm toán viên và 3 thành viên hội đồng quản trị đã nộp đơn xin từ chức trong bối cảnh Byju gấp rút sa thải hàng nghìn nhân viên, đồng thời đau đầu tìm cách thanh toán các khoản chi trước đó.

Giới đầu tư và các cựu nhân viên cho biết Byju suy thoái là do không thể cân bằng động lực tăng trưởng giữa thời kỳ đỉnh cao và hậu dịch COVID-19. Nghiêm trọng hơn, startup này còn không có giám đốc tài chính.

Trước đây, Byju từng được coi là một câu chuyện khởi nghiệp thành công. Nhà sáng lập Byju Raveendran - người tự mày mò học tiếng Anh chỉ nhờ chiếc đài phát thanh nhỏ cũ kỹ khi đó đã truyền cảm hứng cho rất nhiều những thanh niên trẻ muốn đổi đời.

Cách đây gần 10 năm, người đàn ông này quyết định bỏ dở công việc giảng dạy và thành lập một công ty ứng dụng công nghệ về giáo dục. Tham vọng biến startup trở thành thương hiệu có tiếng của Raveendran đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư mạo hiểm, trong đó có Aarin Capital - một trong những công ty rót vốn đời đầu.

Khi đại dịch bùng phát, học trực tuyến lên ngôi, Byju đã huy động thành công hơn 1 tỷ USD từ Silver Lake và một số các nhà đầu tư khác. Đến năm 2022, công ty cho biết có 7 triệu lượt đăng ký trả phí và khoảng 150 triệu người dùng trên toàn cầu.

Thời điểm thói quen học tập bắt đầu thay đổi nhờ dịch bệnh hạ nhiệt, Byju cho rằng mình đã giải quyết được vấn đề bằng cách mua lại một công ty dạy thêm truyền thống, đồng thời vay hơn 1 tỷ USD tiếp tục thúc đẩy tham vọng mở rộng toàn cầu.

Tuy nhiên, mùa thu năm 2021, Byju's đối mặt với tình trạng các gia đình hủy hợp đồng vì trường học mở cửa trở lại. Thành viên hội đồng quản trị cũng ép nhà sáng lập giải thích rõ các báo cáo đáng ngờ cũng như những chiến lược mua lại bí ẩn mà ông chưa bao giờ tiết lộ

Đáp lại, Raveendran thường trả lời rất vòng vo. Ông nói các vấn đề đang được khắc phục, hứa sớm cung cấp thông tin hoặc đổ lỗi cho một ai đó phát tán thông tin sai lệch.

Vấn đề chỉ thực sự nghiêm trọng vào giữa năm 2022 - Thời điểm đà bùng nổ các thương vụ SPAC dần hạ nhiệt. Thay vì tiết kiệm tiền mặt và nhắm mục tiêu tăng trưởng bền vững, Byju lại tiếp tục tìm cách huy động vốn từ chủ sở hữu.

Vào tháng 7 năm ngoái, chiến lược đó đã gặp trở ngại. Hai nhà đầu tư chính là Sumeru Ventures và Oxshott đã không thể rót trọn vẹn số vốn như cam kết sau khi viện cớ do ‘kinh tế vĩ mô không ủng hộ’. Nguồn tin nội bộ còn cho biết Raveendran không xác minh xem liệu các nhà đầu tư có đủ tiền hay không trước khi công bố thỏa thuận, thậm chí không xin tư vấn từ các chủ ngân hàng đầu tư mà phụ thuộc hoàn toàn vào Anita Kishore - giám đốc chiến lược của công ty.

Tháng 9/2022, báo cáo hậu kiểm toán của Byju cho biết kỳ lân đắt giá nhất Ấn Độ đang gánh chịu khoản lỗ ròng tới hơn 570 triệu USD. Bất chấp việc founder lạc quan vào triển vọng của công ty, Byju chính thức bước vào thời kỳ khủng hoảng.

Những dấu hiệu đầu tiên liên quan đến việc chủ nợ của Byju tại Mỹ bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng liệu công ty có tuân thủ đúng các cam kết về khoản vay hay không. Lo ngại đã dẫn đến tranh chấp, kiện tụng trải rộng trên 3 tòa án khác nhau tại Mỹ. Phía chủ nợ cáo buộc Byju vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận, thậm chí âm mưu ‘giấu’ 500 triệu USD tại Camshaft Capital - một quỹ phòng hộ ở Florida.

Tháng 4/2023, văn phòng Byju ở Bangalore (Ấn Độ) bị đột kích. Cơ quan chức năng công khai nghi ngờ Byju vi phạm luật tiền tệ. Chứng kiến các cuộc gọi của người đứng đầu công ty với các nhà đầu tư khi đó, nhiều người cho hay Baiju Ravindran đã phải bật khóc.

Tháng 6/2023, đại diện 3 nhà đầu tư lớn nhất đã rời khỏi hội đồng quản trị. Việc kiểm toán Deloitte từ chối hoàn thành báo cáo tài chính của Byju cho năm tài chính 2022 cũng chính thức khép lại thời kỳ hưng thịnh của 1 startup từng được định giá 22 tỷ USD.

Theo: WSJ

Theo Vũ Anh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên