Sự thật về nạo VA gây suy giảm miễn dịch cho trẻ: Chuyên gia nói gì?
Viêm VA ở trẻ là từ mà hầu như cha mẹ nào cũng gặp, thậm chí có bà mẹ stress vì con viêm VA liên tục khiến bé gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.
- 23-01-20213 điều tuyệt vời nhất nên làm vào buổi sáng: Ai làm được thì rất khỏe mạnh, sống lâu
- 23-01-2021Cận Tết, 1.3 tấn thịt ốc ngâm hóa chất bị phanh phui: Chuyên gia khuyến cáo những điều cực QUAN TRỌNG khi ăn ốc
- 23-01-2021Nhập viện do mất tiếng, nghệ sĩ Giang Còi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạ họng giai đoạn 3: Ba điều cần lưu ý về căn bệnh tai quái này
Ngừng thở khi ngủ vì VA quá phát
Chị Nguyễn Thị Hà quê Bắc Ninh cho biết bé Bùi Đăng Khoa, 5 tuổi luôn bị viêm VA . Nhiều lần cho con đi khám nhưng tình trạng vẫn không dứt. Chị Hà cũng e dè không đưa con đi nạo VA vì sợ bé bị suy giảm miễn dịch.
Tuy nhiên, càng lớn bé càng nói giọng mũi. Nhiều lần thấy con có hiện tượng thở bằng miệng, thở to khi ngủ, thậm chí có lúc bé giật mình khi ngủ, ngủ không sâu giấc hay bị viêm mũi họng.
Chị Hà lo quá nên vội vàng cho con đi kiểm tra ở Hà Nội, bác sĩ cho biết bé bị viêm VA quá phát và tái phát rất nhiều lần, khuyến cáo nên nạo VA. Sau khi cân nhắc vợ chồng chị Hà quyết định chọn nạo VA bằng phương pháp plasma, bé phải gây mê 30 phút. Sau phẫu thuật con không còn nói giọng mũi.
Trẻ bị viêm VA.
PGS Nguyễn Thị Hoài An – nguyên trưởng khoa tai mũi họng Nhi, BV Tai Mũi Họng trung ương, Giám đốc BV Đa khoa An Việt cho biết VA là tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng thuộc vòng bạch huyết Waldayer. VA xuất hiện ở trẻ sơ sinh, hoạt động chức năng miễn dịch khi trẻ 5 – 6 tháng tuổi, sau đó suy giảm dần và biến mất khi trẻ 7 tuổi.
Chức năng chủ yếu của VA là nhận diện và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiêu hóa. Để thực hiện nhiệm vụ này, VA nằm ở cửa ngõ của cơ thể, thường xuyên tiếp xúc và bị tấn công bởi các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, vi rút khiến VA bị viêm nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nạo VA có suy giảm miễn dịch
Việc nạo VA như hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng nạo VA thì ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ giảm sút nhiều sau can thiệp. Điều này hoàn toàn sai lầm. Theo PGS An, nếu VA và amidan bị viêm nhiễm kéo dài và quá phát chẳng những không thể duy trì chức năng miễn dịch của mình mà còn dẫn tới nhiều biến chứng khác.
Thứ nhất, viêm VA và amidan có thể lớn đến mức gây cản trở việc thở của trẻ, khiến trẻ phải thở miệng, ngủ ngáy và thậm chí ngừng thở khi ngủ.
Thiếu oxy não thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển thể chất và trí tuệ, khả năng học tập cũng như hành vi của trẻ. VA quá lớn cũng ảnh hưởng tới khứu giác và vị giác của các bé.
PGS An khám cho bệnh nhi.
Thứ hai, VA phì đại có thể gây bít tắc vòi tai, dẫn tới nhiễm trùng tai, giảm thính lực và ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ. VA phì đại có thể khiến dịch nhầy tích tụ trong các xoang hoặc gây viêm xoang tái phát.
Tuy nhiên việc nạo VA như thế nào cần có chỉ định rất cụ thể nghiêm ngặt. Các trường hợp được bác sĩ chỉ định nạo VA đó là trẻ bị tắc nghẽn VA to quá phát.
Khi trẻ bị tắc nghẽn VA có thể dẫn tới các tình trạng ngưng thở khi ngủ, nếu không điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới các hiện tượng bệnh lý về tim mạch, nhận thức khi trẻ đi học. Với những trẻ này thì chỉ định cắt amidan và nạo VA là việc điều trị đầu tiên. Trẻ trên 2 tuổi có thể thực hiện phương pháp này.
Tắc nghẽn VA còn ảnh hưởng đến tai giữa, xoang, cấu trúc vùng hàm mặt có chỉ định nạo sau khi đã điều trị bảo tồn thất bại.
Trường hợp thứ hai cần chỉ định nạo VA đó là trẻ bị nhiễm trùng tái phát - hoặc mạn tính gây ảnh hướng đến tai giữa, tế bào xương chũm, mũi, họng, xoang, hạch cổ…
Trẻ bị viêm VA hơn 5 lần trong năm, trẻ đã mổ nạo VA lâu ngày gây các biến chứng như: viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm thanh quản hạ thanh môn, áp xe thành họng… đều rất nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
PGS An cho biết nạo VA là một thủ thuật phổ biến khá đơn giản, có thể được thực hiện bằng cách gây mê hoặc gây tê tại chỗ. Thủ thuật chỉ diễn ra trong vòng vài phút, sau nửa giờ đồng hồ trẻ có thể về nhà, ăn uống bình thường.
Doanh nghiệp & Tiếp thị