Sự trỗi dậy của “gia tộc ánh trăng”: Khi người trẻ chọn sống sang chảnh, du lịch vi vu nhưng chẳng thèm tiết kiệm một xu
Theo báo cáo gần đây của CCTV, ước tính rằng 40% những người trẻ độc thân tại Trung Quốc thuộc nhóm "gia tộc ánh trăng".
- 21-12-2022Khoảnh khắc “cúi gằm mặt” của Go Hyun Jung thời còn làm dâu gia tộc Samsung: Cuộc sống bước sang trang mới khi kết thúc hôn nhân tủi hổ
- 10-10-2022Đại gia "khét tiếng" qua đời, hơn 50 người con riêng về tranh giành quyền thừa kế: Đời sau khốn đốn với cuộc chiến gia tộc
- 05-09-2022"Từ Hi hiện đại"- "Mẹ hổ" 90 tuổi vừa minh mẫn dạy con vừa "cầm lái" sự nghiệp gia tộc
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thời nay, giới trẻ ngày càng tiếp cận nhiều tư tưởng, quan điểm và chọn cho mình những lối sống phù hợp. Từ đó, rất nhiều thuật ngữ mới chỉ lối sống của giới trẻ đã được hình thành và dần trở nên phổ biến.
Trong đó, "treat yourself" (tạm dịch: chiều chuộng bản thân) đã trở thành một thuật ngữ tiếng lóng toàn cầu đối với thế hệ thiên niên kỷ để biện minh cho việc chi tiêu quá nhiều cho một bữa ăn, một món đồ đắt tiền hoặc thậm chí là nghỉ làm một ngày.
Giới trẻ có xu hướng tự thưởng cho bản thân những món đồ, dịch vụ đắt tiền
Ở Trung Quốc, những người trẻ có lối sống chiều chuộng bản thân này được biết đến với cái tên "Moonlight clan" (tạm dịch: Gia tộc ánh trăng). Người ta tin rằng cụm từ này lần đầu tiên được sử dụng vào đầu những năm 2000 ở Trung Quốc như một cách để mô tả những người trẻ tuổi chi tiêu hết số lương hàng tháng của mình thay vì tiết kiệm như những thế hệ trước, thậm chí họ còn vay nợ để chi trả cho những nhu cầu của bản thân.
Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, những người trẻ thuộc nhóm này đang trở thành một thế lực mạnh mẽ trong nền kinh tế Trung Quốc, với ước tính khoảng 40% người độc thân có lối sống "vung tiền" để thỏa mãn bản thân mà không cần suy nghĩ về việc tiết kiệm.
Mơ hồ khi nói đến tiền tiết kiệm
Trên thực tế, truyền thống tiết kiệm tiền rất phổ biến trong văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh nỗi sợ không thể chu cấp cho bản thân và gia đình, tiết kiệm còn được coi là một đức tính tốt. Một văn bản cổ của Trung Quốc thậm chí còn nhận định rằng "ba kho báu lớn nhất mà một người có thể có được là tình yêu thương, tiết kiệm và sự hào phóng".
Nhiều người trẻ không còn màng đến chuyện tiết kiệm
Tuy nhiên, tiết kiệm không phải là thứ mà những người trẻ thuộc "gia tộc ánh trăng" hướng đến. Theo một cuộc khảo sát gần đây do Mass Mutual Asia thực hiện, cứ sáu người trong độ tuổi từ 18 đến 35 tại Hồng Kông (Trung Quốc), sẽ có một người không tiết kiệm được một đồng nào mỗi tháng.
Cuộc khảo sát gần đây cũng công bố rằng ngày càng có nhiều thanh niên ở Trung Quốc có đầu óc mơ hồ khi nói đến việc tiết kiệm tiền cũng như có tới 86,6% thanh niên sử dụng các loại hình thanh toán qua thẻ tín dụng và 26,3% trong số đó thừa nhận rằng họ thực sự đang sống trong nợ nần do các khoản vay bằng thẻ tín dụng.
Không ít người trẻ mắc nợ thẻ tín dụng vì thói quen chi tiêu của mình
Sống sang thay vì tiết kiệm cho mục tiêu lớn
Chloe Chen (24 tuổi), nhân viên marketing, cho biết cô thường đến một spa nổi tiếng để chăm sóc da mặt và nối mi hàng tháng. Nếu có nhiều thời gian hơn, cô gái này sẽ dùng thêm những dịch vụ chăm sóc nữa.
Được biết, thông thường, các loại dịch vụ này có giá không hề rẻ, thậm chí lên đến 240 USD (khoảng 5,6 triệu đồng)/liệu trình. Con số này thực chất có phần xa xỉ hơn rất nhiều so với mức lương hàng tháng khoảng 1.500 USD (khoảng 35 triệu)/tháng của cô. Tuy nhiên, Chloe cảm thấy không có vấn đề gì với việc này.
"Thật ra, nhiều đồng nghiệp của tôi cũng chi tiêu như vậy. Sống ở Đài Bắc không hề rẻ và chúng tôi không kiếm được nhiều tiền, vì vậy thật khó để tiết kiệm. Thế nên tôi tiêu tiền vào những gì mình thích" - cô chia sẻ với The Straits Times.
Nhiều người lựa chọn dùng toàn bộ số tiền mình kiếm được để trải nghiệm dịch vụ sang chảnh
Lý giải về lối sống này, nhiều người cho rằng vấn đề chính là do tiền lương của họ không tăng qua từng năm nhưng giá sinh hoạt tại những thành phố lớn tại Trung Quốc lại không hề dễ chịu. Ngay cả với những người có thu nhập ổn định, họ cũng chỉ có thể đủ chi trả cho những nhu cầu bản thân, trả hóa đơn và chu cấp cho gia đình.
Do vậy, thay vì tiết kiệm và hy vọng đạt được những mục tiêu lớn hơn như mua nhà, mua xe, những người này lựa chọn chiều chuộng bản thân với dịch vụ thư giãn, đồ hiệu hay những chuyến du lịch dài ngày.
Nguồn: The Straits Times, SCMP,...
Thể thao văn hóa