Sự xa xỉ của việc di chuyển bằng máy bay trong những năm 1970
Ngày nay việc di chuyển bằng máy bay là một điều khá bình thường, tuy nhiên trong quá khứ đây lại là một phương tiện di chuyển, một loại trải nghiệm xa xỉ dành cho giới thượng lưu.
- 03-11-2022Vì sao giới siêu giàu thích 'combo xa xỉ' ngồi Lamborghini, đeo Richard Mille? Câu trả lời khiến người thường ngã ngửa
- 02-11-2022Vì sao chúng ta lại thích mua hàng hiệu, xa xỉ phẩm?
- 01-11-2022Không chỉ mạnh tay chi 1.000 USD để mua một chiếc bát, giới nhà giàu còn hào phóng sắm đồ xa xỉ cho một đối tượng ít ai ngờ tới
- 31-10-2022Món ăn xa xỉ của giới siêu giàu bỗng hóa "bình dân", ai cũng mua được
- 25-10-2022Ái nữ được thừa kế tỷ đô: Vừa đẹp vừa giàu, nhưng chỉ mua xe cũ và tiết kiệm mọi nơi, sở hữu duy nhất 1 thú vui "xa xỉ"
Ngày nay máy bay đã trở thành phương tiện giao thông phổ biến thứ hai trên thế giới, nhưng đây không phải là trường hợp của những năm 1970 vì việc di chuyển bằng máy bay rất đắt đỏ. Vào đầu những năm 1970, nhiều người không xem đây là phương tiện giao thông an toàn, mặc dù ngày nay đây được coi là phương tiện giao thông an toàn nhất trên thế giới.
Giá trung bình của một vé vào khoảng 550 USD, nếu chúng ta xem xét đến lạm phát, và tỷ giá hiện tại thì vé máy bay thời điểm đó sẽ là 3.200 USD (gần 80 triệu VNĐ). Vào thời điểm đó, số tiền này đủ để một người mua một chiếc ô tô cũ với chất lượng còn tốt.
Du lịch hàng không thay đổi đáng kể trong thế chiến thứ 2. Khi hiến tranh kết thúc, tại Mỹ và Châu Âu có rất nhiều máy bay bị bỏ lại và những căn cứ không quân lớn với đường băng dài sau đó đã được sửa chữa để phục vụ cho các chuyến bay thương mại. Các sân bay mới được xây dựng gần các thành phố chính của Châu Âu như sân bay Heathrow (Anh) được hoàn thành năm 1946, và chuyến bay xuyên Đại Tây Dương giữa New York (Mỹ) và London (Anh) đã được mở hàng ngày.
Tuy nhiên, những chuyến bay có mức giá này là có lý do của nó, chúng mang vẻ đẹp xa xỉ. Các chuyến bay thông thường ngày nay giống như một chuyến xe buýt dài, nhưng trong quá khứ, khi đi máy bay, bạn sẽ được chào đón và ngồi trong những khu vực giống như phòng chờ của một khách sạn sang trọng.
Mọi người được phép đi lại tự do trong máy bay ngay cả khi có sự cố thời tiết biến động ở bên ngoài. Hành khách sẽ được thưởng thức những bữa ăn thực sự được nấu nướng trên máy bay, và khu vực ăn uống sẽ trông giống như những nhà hàng nhỏ. Chưa hết, trên máy bay còn có cả phòng tắm rộng rãi và trông giống như các phòng tắm mà bạn sẽ thấy bên trong một ngôi nhà hơn là phòng tắm trong các phương tiện di chuyển ngày nay. Và tất cả những thứ đó đều được lấy cảm hứng từ những toa tàu sang trọng từ những năm 1950.
Mặc dù được biết đến là thời kỳ vàng son của du lịch nhưng những chuyến bay trong những năm 1950 lại không hề rẻ. Vé bay khứ hồi từ Chicago đến Phoenix ở Mỹ có giá khoảng 1.168 USD, còn chuyến bay một chiều đến châu Âu có thể tốn tới hơn 3.000 USD. Tuy vậy, hành khách được hưởng những dịch vụ xứng đáng với đồng tiền của họ. Việc đi máy bay đã trở nên rất hấp dẫn khi mọi người đều ăn mặc đẹp, được phục vụ loại đồ uống ưa thích và các bữa ăn kèm trên chuyến bay luôn sẵn sàng với thịt bò nướng, tôm hùm, sườn…
Vào thời điểm đó, bạn không cần phải mua vé hạng nhất, thay vào đó, bạn chỉ cần mua vé thường là đã có thể sử dụng tất cả những dịch vụ có trên máy bay.
Máy bay thời điểm đó cũng không cần phải có nhiều chỗ ngồi vì chỉ có một số người sử dụng phương tiện di chuyển này. Khi thời gian trôi qua, những nhà đầu tư muốn được tăng lợi nhuận nên đã dần biến những chiếc máy bay thông thường thành những chiếc container có thể chứa được nhiều chỗ ngồi nhất có thể và có những chiếc máy bay riêng dành cho hành khách hạng thương gia với mức vé tương đương với giá của một chiếc xe ô tô mới.
Hành khách có suất ăn kèm trên chuyến bay. Họ cũng có thể mang theo nhiều hành lý nếu muốn. Continental Airlines (nay là hãng United Airlines) thậm chí đã thử nghiệm mô hình quán đồ uống hoàn chỉnh với một quầy bar và những chiếc bàn tròn với ghế xoay xung quanh. Hành khách cũng có thể ghé thăm buồng lái của phi công trong suốt chuyến bay, nơi mà trẻ em sẽ được tặng một vật kỷ niệm để nhớ về chuyến đi.
Ở một số hãng hàng không, họ còn trang bị một số căn phòng có những cây đàn piano đẻ hành khách có thể chơi tùy ý hoặc thậm chí là một ban nhạc đầy đủ để giải trí. Như chúng ta đã biết, những năm 1970, âm nhạc là một thứ được mọi người yêu thích và nó sẽ làm cho chuyến bay trở nên dễ chịu hơn. Một số máy bay lớn hơn như Boeing 747 thậm chí còn có cả những căn phòng riêng biệt với giường cỡ lớn.
Vào thời kỳ đó, máy bay không chỉ là một phương tiện di chuyển mà còn là một trải nghiệm giải trí đáng giá từng xu.
Năm 1970 là sự khởi đầu của "Jumbo Jet", mở ra cơ hội cho hàng triệu khách du lịch trước đây không có khả năng đi máy bay. Các hãng hàng không đã có thể đáp ứng cho một lượng lớn hành khách, và vé máy bay được bán với giá hợp lý hơn. Từ năm 1970 đến 1974, hãng American Airlines còn có một phòng chơi piano ở phía sau chiếc boeing 747.
Những thời điểm đó các hãng hàng không sẽ làm bất cứ thứ gì để cho hành khách của họ cảm thấy thoải mái nhất có thể, họ sẽ được chăm sóc từ khi khởi hành cho đến khi kết thúc hành trình bay bởi một số ít tiếp viên. Qua cuối những năm 1970, hầu hết các công ty hàng không đã tách các chuyến bay hạng sang này thành các hạng ghế riêng biệt để thu hút nhiều khách hàng hơn với giá cả phải chăng.
Nguồn: Earthlymission; Nature; NASA; Rarehistoricalphotos
Phụ nữ Việt Nam